DN vận tải biển: Lợi nhuận 2011 đồng loạt giảm và lỗ
Hầu hết các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải biển đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất với mức lãi ròng giảm và âm chiếm đa số, chỉ có một số ít lợi nhuận sau thuế tăng.
Cụ thể, các doanh nghiệp có mã chứng khoán ILC, VCV lỗ 32 tỷ đồng và 6.5 tỷ đồng. Đặc biệt, hiện VST đang đứng đầu danh sách lỗ trên cả hai sàn với con số 535 tỷ đồng. Nếu báo cáo tài chính kiểm toán lãi ròng của VSP vẫn âm, công ty này sẽ phải rời sàn do lỗ 3 năm liên tiếp.
Hàng loạt công ty khác có mức lợi nhuân giảm từ 19 đến 98% như GMD, PVT, VIP, VNA, VST, VTO, SSG, TJC.
Ngược lại, chỉ có ba doanh nghiệp đạt lợi nhuận sau thuế tăng là PJT, HTV, VFR. Trong đó, lợi nhuận ròng của HTV tăng nhờ đóng góp lớn từ hoạt động khác, còn VFR tạo được bất ngờ về lợi nhuận nhờ việc bán đi hai con tàu kinh doanh kém hiệu quả.
Theo hiệp hội chủ tàu Việt Nam, hiện thị trường vận tải container vẫn đang nằm trong xu hướng giảm giá. Tình hình thương mại thế giới giảm sút khiến tình trạng dư thừa trọng tải ngày càng trở nên nghiêm trọng. Trong khi đó, giá cước vận tải biển trên các tuyến nội địa cũng như từ Việt Nam đi quốc tế sẽ không biến động nhiều so với năm 2011. Do đó, 2012 vẫn là năm khó khăn với ngành vận tải biển.
Trương Thơ (Vietstock)
finfonet
|