Thứ Tư, 07/03/2012 15:12

Bỡ ngỡ giao dịch phiên chiều

Từ ngày 5/3, TTCK Việt Nam đã có sự điều chỉnh về thời gian giao dịch khi kéo dài sang đến 14h. Lúng túng là tâm trạng không chỉ của NĐT, mà còn của các nhân viên môi giới CTCK trong ngày đầu tăng thời gian giao dịch.

Ngày đầu tiên: nhiều bỡ ngỡ

Thay vì mở cửa lúc 8h30, giờ mở cửa giao dịch được điều chỉnh muộn hơn 30 phút. Mặc dù việc điều chỉnh thời gian giao dịch đã được thông báo trước, nhưng khá nhiều NĐT vẫn còn bỡ ngỡ. Tại sàn chứng khoán IVS, nhiều NĐT “chuyên nghiệp bám sàn” vẫn đến sớm như thường lệ. Lúc 11h00, tại nhiều sàn chứng khoán như Bảo Việt, ACBS…, NĐT vẫn í ới hỏi nhau về giờ đóng cửa buổi sáng. Không chỉ NĐT, một số môi giới cũng tỏ ra lúng túng khi không nhớ giờ đóng cửa giao dịch buổi chiều là 14h00 hay 14h15.

Sang đến buổi chiều, khảo sát tại gần 10 CTCK tại Hà Nội, số lượng NĐT lên sàn giảm đi hơn một nửa so với buổi sáng. Nhân viên môi giới tại CTCK Quốc tế Việt Nam (VIS) hóm hỉnh cho rằng: “Có lẽ nhiều NĐT còn đang bận ngủ trưa!”.

Một vài sự cố nhỏ trên sàn cũng đã xảy ra trong ngày giao dịch đầu tiên như trên bảng giá sàn Hà Nội của CTCK VNDS không cập nhật được HNX-Index, hay một số NĐT tại CTCK IVS tỏ ra bức xúc do phải xếp hàng nộp tiền khá lâu đầu giờ giao dịch buổi chiều, do phía ngân hàng chưa điều chỉnh giờ phục vụ theo giờ giao dịch chứng khoán.

Theo nhận xét của nhiều NĐT và nhân viên các CTCK, việc mở cửa phiên giao dịch chiều lúc 13h00 là quá sớm, bởi đây là thời điểm mọi người đều mệt mỏi, dễ dẫn đến những quyết định sai lầm. Bác Huy, NĐT tại sàn CTCK ACBS chia sẻ: “Nếu 2 sàn mở cửa muộn hơn khoảng 30 phút, thì NĐT có thêm thời gian nghỉ trưa, đỡ mệt mỏi hơn”.

NĐT “bám sàn”, anh là ai?

Mặc dù thị trường tăng nóng, lượng NĐT lên sàn có tăng lên, nhưng theo ghi nhận của ĐTCK, số lượng NĐT giao dịch tại các sàn chứng khoán chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong số hơn 1 triệu NĐT chứng khoán tại Việt Nam. Dạo một vòng qua các sàn chứng khoán tại Hà Nội, nơi nào đông nhất cũng chỉ có khoảng 30 NĐT ngồi “canh” bảng điện tử.

Việc các CTCK triển khai mạnh dịch vụ và các tiện ích giao dịch trực tuyến đã thu hút phần lớn khách hàng giao dịch qua hình thức này. Điều này dẫn đến tình trạng các sàn chứng khoán hiện nay vắng khách hơn hẳn so với thời điểm chứng khoán bùng nổ (2006 - 2007). Khi thời gian giao dịch kéo dài thêm buổi chiều, dịch vụ này sẽ còn phát huy tác dụng mạnh hơn do không phải ai cũng có điều kiện “ngày hai buổi lên sàn”.

Vậy ai là những NĐT trên sàn hiện nay, có thể kể ra đó là những NĐT cá nhân nhỏ lẻ, thuộc tầng lớp trung niên, đa phần đã nghỉ hưu. Họ lên sàn vì nhiều lý do, thứ nhất là do bị hạn chế về công nghệ thông tin, nên cần phải có sự hỗ trợ đặt lệnh của nhân viên môi giới. Thứ hai, do bị hạn chế về thông tin nên họ lên sàn để tập hợp thành nhóm trao đổi, với mục đích đầu tư theo số đông tư vấn nhằm tránh thiệt hại. Tuy nhiên, đây lại chính là điểm hạn chế của TTCK Việt Nam, khi mà việc đầu tư đa số vẫn theo phong trào, theo tâm lý đám đông. Chỉ khi nào NĐT chuyên nghiệp hơn, CTCK cung cấp dịch vụ tư vấn và môi giới hoàn hảo hơn thì thị trường mới có thể phát triển bền vững.

Buổi chiều, giao dịch lúc 13h00, không ít NĐT vẫn đang ngủ trưa

Nguyễn Quang

Đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   Từ khóa "Việt Nam" đang thu hút các NĐT Nhật Bản (07/03/2012)

>   Tiền cho margin bắt đầu hiếm (07/03/2012)

>   Vùng đỉnh chứng khoán sắp hiện ra? (07/03/2012)

>   07/03: Bản tin 20 giờ qua (07/03/2012)

>   Sàn HNX lỗi tín hiệu giao dịch đầu giờ chiều (06/03/2012)

>   SCC vào diện bị kiểm soát từ 06/03 do lỗ 2 năm liên tiếp (06/03/2012)

>   Kiểm chứng thông tin về khoản vay 235 triệu USD của MSN (06/03/2012)

>   SVS bị đưa vào diện kiểm soát từ 06/03 (06/03/2012)

>   Đến lượt MCV bị cảnh cáo trên toàn thị trường   (06/03/2012)

>   Nhiều công ty chứng khoán tự rút lui (06/03/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật