Thứ Sáu, 17/02/2012 09:26

Vướng mắc cổ phần hoá nhìn từ Sabeco

Gần đây, GĐ một Cty tư vấn Nhật chuyên tư vấn các NĐT nước ngoài mua cổ phần DN Việt Nam đặt câu hỏi “Thật ra thì ngoài việc thị trường xuống, vì lý do gì các cơ quan cầm quyền trì hoãn bán cổ phần DN nhà nước lâu đến vậy?”.

Câu hỏi được vị GĐ đặc biệt đặt ra với trường hợp của Sabeco, khi mà các đối tác của ông dường như đã bắt đầu nản với trường hợp phức tạp này.

Sabeco lại “hâm nóng” kế hoạch bán cổ phần cho đối tác chiến lược gần đây, thậm chí coi đó như một nhiệm vụ cấp thiết khi mà mô hình quản lý của Cty này đã bắt đầu bộc lộ những điểm bất cập. Tuy nhiên, Bộ Công Thương - cơ quan có thẩm quyền quyết định kế hoạch - vẫn im hơi lặng tiếng.

Trao đổi với phóng viên, bà Trịnh Tuyết Minh - Phó Tổng GĐ Cty Sabeco cho biết, đến nay vẫn chưa nhận được một hướng dẫn cụ thể chính thức nào từ phía Bộ Công Thương. Ngay cả những vấn đề như số lượng đối tác được phép bán cổ phần cũng chưa có chỉ thị. “Sabeco thực ra rất mong muốn việc bán bớt phần vốn đi như phương án cổ phần hóa mà Nhà nước đã phê duyệt, nhưng trong thời gian qua chưa thực hiện được” - bà Minh bộc bạch. Bà Minh cũng nhấn mạnh kế hoạch này là quan trọng đối với cuộc tái cấu trúc mô hình Cty. “Tôi cho rằng, trong khi nền kinh tế vẫn chưa hồi phục, điều cần thiết là hoàn thành công việc bán cổ phần cho đối tác chiến lược đi, sau đó cùng nhau suy nghĩ các chương trình hành động phát triển ngành hàng của mình và cấu trúc lại cho Cty” - bà Minh cho hay.

Nỗi lo của hội đồng quản trị hoàn toàn có cơ sở khi mà Sabeco đang có nguy cơ đánh mất dần vị thế dẫn đầu của mình trong ngành bia rượu. Lần đầu tiên, tăng trưởng thu nhập của Cty xuống thấp hơn mức chung của ngành (chỉ 8% so với mức chung của ngành là 9,5%), một vấn đề mà Cty cho là “cần nghiêm túc xem xét” trong bản báo cáo tổng kết kết quả kinh doanh gần đây. Cụ thể là hoạt động marketing chưa được chú trọng đúng mức và hệ thống phân phối chưa thực sự hiệu quả là vấn đề lớn nhất trong quản trị DN của Sabeco. Theo thống kê của các chuyên gia trong ngành, tỉ suất lợi nhuận sau thuế năm 2011 của Sabeco hiện chỉ khoảng 8%, thấp hơn nhiều so với DN cùng ngành là Habeco (đạt mức 12%) và thậm chí còn cách xa nữa so với đối thủ ngoại là Heineken. Trong khi đó, sức cạnh tranh dồn lên Cty ngày một lớn, đặc biệt là sức cạnh tranh từ Heineken.

Trên thực tế, câu chuyện bán phần vốn nhà nước cho đối tác chiến lược của Sabeco (và cả nhiều DNNN khác như Habeco) đã được đào đi xới lại suốt nhiều năm nay. Tính từ khi DN hoàn tất IPO hồi năm 2008, song Nhà nước vẫn giữ một phần lớn cổ phần là 90%. Dù kế hoạch bán 20% cho đối tác chiến lược, sau đó niêm yết và bán tiếp 20% qua sàn đã được phê duyệt, nó vẫn chưa được thực hiện bởi nhiều lý do.

Một trong những lý do từng được đưa ra nhiều nhất là việc thị trường giảm sút sẽ khiến Sabeco bị bán với giá thấp hơn giá IPO (70.000đ/CP). Tuy nhiên, thực tế đây không phải là lý do chính. Theo bà Minh thì hiện có nhiều đối tác ngỏ ý quan tâm tới Sabeco và Cty hoàn toàn tự tin có thể bán với mức giá cao hơn 70.000đ/CP. Mức giá này theo những người trong ngành đánh giá là tuy cao so với giá của các DN niêm yết, nhưng đối với đối tác chiến lược vẫn có thể là hợp lý.

Được biết, trường hợp CPH của DN cùng ngành là Habeco cũng đã được đặt ra cho Bộ Công Thương trong một cuộc họp báo chí,. Tuy nhiên, câu trả lời cũng mơ hồ tương tự như trường hợp của Sabeco; trong khi đó các đối tác dường như đang mất dần sự kiên nhẫn. Vị GĐ tư vấn tài chính nói trên cho biết, các khách hàng nước ngoài đang cảm thấy mệt mỏi với những thủ tục quá phức tạp trong việc mua cổ phần của Sabeco và Habeco, trong khi các lựa chọn tốt ở các quốc gia khác đang mở ra tương đối nhiều. “Việc giảm phần vốn nhà nước ở Sabeco diễn ra quá chậm” - bà Minh cho biết.

Quang Minh

lao động

Các tin tức khác

>   Thay đổi tư duy cổ phần hóa (15/02/2012)

>   Điều chỉnh cơ cấu vốn điều lệ của Petrolimex (08/02/2012)

>   Tăng tốc các đợt IPO doanh nghiệp nhà nước (08/02/2012)

>   Cổ phần hóa Tổng công ty Cơ điện Xây dựng nông nghiệp (08/02/2012)

>   Từ 15/2: Nhà nước không cấp thêm vốn để cổ phần hóa (31/01/2012)

>   Vinatex: Cổ phần hóa là bước đệm cho sự phát triển (27/01/2012)

>   Thủ tướng yêu cầu hoàn thành phương án cổ phần hóa DNNN trong tháng 1 (18/01/2012)

>   Lisemco: Chỉ bán được 4.5% cổ phần (17/01/2012)

>   BIDV bán thành công 238,220 cổ phần thừa (16/01/2012)

>   BIDV thỏa thuận bán tiếp 238,220 cổ phần (16/01/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật