Thứ Ba, 31/01/2012 07:07

Từ 15/2: Nhà nước không cấp thêm vốn để cổ phần hóa

Từ ngày 15/2/2012, chính thức áp dụng một số quy định mới về xử lý tài chính và xác định giá trị DN để chuyển DN 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần. Nhà nước không cấp thêm vốn để cổ phần hoá, kể cả các DN theo Quyết định số 14/2011/QĐ-TTg ngày 4-3-2011 của Thủ tướng Chính phủ.

Quy định trên được Bộ Tài chính ban hành tại Thông tư số 202/2011/TT-BTC, áp dụng cho các DN là đối tượng cổ phần hoá quy định tại Điều 2 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP và trong phạm vi quá trình thực hiện chuyển DN 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần.

Cụ thể, khi thực hiện cổ phần hoá công ty mẹ, công ty con do công ty mẹ sở hữu 100% vốn điều lệ phải thực hiện xác định giá trị DN theo quy định tại Thông tư này. Thời điểm xác định giá trị DN của công ty con phải trùng với thời điểm xác định giá trị DN của công ty mẹ.       

Trước khi thực hiện cổ phần hóa, DN phải thực hiện kiểm kê, xử lý tài chính và xác định lại giá trị DN, giá trị phần vốn Nhà nước tại DN theo quy định của pháp luật hiện hành. Nhà nước không cấp thêm vốn để cổ phần hoá, kể cả các DN theo Quyết định số 14/2011/QĐ-TTg ngày 4-3-2011 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành tiêu chí, danh mục, phân loại DN Nhà nước khi thực hiện cổ phần hoá thuộc diện Nhà nước nắm giữ trên 50% tổng số cổ phần.

Sau khi đã được xử lý tài chính và thực hiện xác định giá trị DN mà không còn vốn Nhà nước tại DN, hoặc giá trị thực tế DN thấp hơn các khoản nợ phải trả, thì cơ quan có thẩm quyền quyết định cổ phần hoá chỉ đạo DN phối hợp với Công ty Mua bán nợ Việt Nam và các chủ nợ của DN xây dựng phương án tái cơ cấu DN để chuyển DN thành công ty cổ phần. Trong trường hợp phương án tái cơ cấu không khả thi, không có hiệu quả thì áp dụng hình thức sắp xếp khác phù hợp theo quy định của pháp luật.

Quá trình xử lý tài chính và xác định giá trị DN cổ phần hoá phải đảm bảo chặt chẽ, công khai, minh bạch, không làm thất thoát vốn, tài sản của Nhà nước. Các tổ chức, cá nhân có liên quan khi thực hiện xử lý tài chính và xác định giá trị DN không chấp hành đúng chế độ quy định, gây ra tổn thất hoặc thất thoát tài sản Nhà nước thì tổ chức, cá nhân đó chịu trách nhiệm hành chính, bồi thường vật chất hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Về tư vấn xác định giá trị DN, DN cổ phần hoá có tổng giá trị tài sản theo sổ kế toán từ 30 tỷ đồng trở lên hoặc giá trị vốn Nhà nước theo sổ kế toán từ 10 tỷ đồng trở lên phải thuê các tổ chức có chức năng định giá thực hiện tư vấn xác định giá trị DN. Quy định về kiểm toán Nhà nước đối với DN cổ phần hoá nêu rõ, việc thực hiện kiểm toán kết quả xác định giá trị DN của tổ chức tư vấn định giá của cơ quan Kiểm toán Nhà nước đối với công ty mẹ thuộc tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước và các DN khác theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.

Khi xác định giá trị DN theo phương pháp tài sản, toàn bộ giá trị cấu thành nên tổng giá trị tài sản DN và được tính vào giá trị thực tế DN cổ phần hoá, thông qua việc mua cổ phần của DN cổ phần hoá chuyển thành tài sản của công ty cổ phần được đầu tư bằng vốn của các cổ đông. Ngoài ra, giá trị thực tế vốn Nhà nước tại DN được xác định bằng giá trị thực tế của DN trừ các khoản nợ thực tế phải trả và số dư nguồn kinh phí sự nghiệp (nếu có).

Nợ thực tế phải trả là tổng giá trị các khoản nợ phải trả của DN trừ các khoản nợ không phải thanh toán. Khi thực hiện cổ phần hoá công ty mẹ trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước, công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con thì các công ty con do công ty mẹ (DN cổ phần hoá) sở hữu 100% vốn điều lệ, phải xác định giá trị DN theo quy định tại Thông tư này như đối với DN cổ phần hoá, để xác định giá trị thực tế phần vốn của công ty mẹ tại công ty con.

Bộ Tài chính cũng hướng dẫn cụ thể cách xác định giá trị DN cổ phần hoá theo phương pháp dòng tiền chiết khấu và các phương pháp khác. Kết quả xác định giá trị DN theo các phương pháp này phải được so sánh với kết quả xác định giá trị DN theo phương pháp tài sản cùng thời điểm để lựa chọn theo nguyên tắc: Giá trị DN được xác định và công bố không được thấp hơn giá trị DN xác định theo phương pháp tài sản.      

Diễn đàn doanh nghiệp

Các tin tức khác

>   Vinatex: Cổ phần hóa là bước đệm cho sự phát triển (27/01/2012)

>   Thủ tướng yêu cầu hoàn thành phương án cổ phần hóa DNNN trong tháng 1 (18/01/2012)

>   Lisemco: Chỉ bán được 4.5% cổ phần (17/01/2012)

>   BIDV bán thành công 238,220 cổ phần thừa (16/01/2012)

>   BIDV thỏa thuận bán tiếp 238,220 cổ phần (16/01/2012)

>   Sabeco tiến hành giảm vốn Nhà nước xuống 51% (15/01/2012)

>   2012: Cổ phần hóa công ty “mẹ” Vinatex (06/01/2012)

>   Vinatex sẽ thực hiện cổ phần hóa (04/01/2012)

>   IPO BIDV: 100% cổ phần được bán hết với giá 18,583 đồng/cp (29/12/2011)

>   Diễn biến phiên IPO của BIDV (29/12/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật