Thứ Năm, 16/02/2012 14:45

Nông, thủy sản Việt xuất khẩu: Liên tục bị nước ngoài kiểm tra

Từ nay tới cuối năm, nhiều đoàn thanh kiểm tra của các nước sẽ sang Việt Nam kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm của các mặt hàng nông thủy sản mà Việt Nam xuất khẩu.

Về vấn đề này, phóng viên đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Như Tiệp - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thuỷ sản, Bộ NNPTNT.

Ông Tiệp cho biết: Cục chúng tôi đã nhận được thông báo của một số nước về việc cử các đoàn thanh tra sang đánh giá thực tế hệ thống kiểm soát và điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất thủy sản xuất khẩu của Việt Nam. Đó là các nước Hàn Quốc, Nga, Mỹ. Ngoài ra, có khả năng cơ quan thẩm quyền Nhật Bản, Trung Quốc và một số nước nhập khẩu thủy sản nước ta cũng sẽ sang thanh tra thực tế tại Việt Nam.

Chất lượng và an toàn thực phẩm của các mặt hàng thủy sản Việt Nam đang được nhiều nước quan tâm. Ảnh minh họa.

Các đoàn thanh tra sẽ tập trung kiểm tra, đánh giá tại những cơ sở, doanh nghiệp nào và với những nội dung kiểm tra chủ yếu gì, thưa ông?

- Năm nay, họ sẽ hướng trọng tâm đánh giá các nội dung như việc quản lý, kiểm soát trong sản xuất, lưu hành, sử dụng hóa chất, thuốc thú y và giám sát tồn dư hóa chất, kháng sinh trong sản phẩm thủy sản; hệ thống tự kiểm soát dựa trên các nguyên tắc HACCP và truy xuất nguồn gốc sản phẩm của doanh nghiệp; năng lực kiểm nghiệm, kiểm tra và xử lý vi phạm của các cơ quan nhà nước.

Đây là hoạt động giám sát, đánh giá định kỳ hay đột xuất do chất lượng an toàn thực phẩm thủy sản của Việt Nam có vấn đề?

- Năm 2011, xuất khẩu thủy sản Việt Nam có mức tăng trưởng rất tốt (kim ngạch đạt trên 6,1 tỷ USD, sang 153 nước và khu vực). Cơ quan thẩm quyền Hàn Quốc và Nga nói rõ sang kiểm tra Việt Nam vì năm 2011 họ phát hiện số lô thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam vi phạm quy định về an toàn thực phẩm của họ tăng lên. Nhật Bản cũng cảnh báo số lô thủy sản từ Việt Nam nhiễm dư lượng kháng sinh vi phạm quy định của Nhật tăng trong năm 2011 nhưng chưa thông báo kế hoạch sang kiểm tra. EU, Mỹ sang kiểm tra định kỳ nhưng cũng sẽ tập trung vào các trọng tâm nêu trên.

Trước những động thái mới của các quốc gia nhập khẩu hàng thủy sản của Việt Nam, ông có khuyến cáo hay cảnh báo gì với các cơ sở, doanh nghiệp nuôi trồng, chế biến thủy sản xuất khẩu?

- Chúng tôi đã đưa ra khuyến cáo đối với các cơ sở khai thác, nuôi trồng thủy sản, đại lý thu gom nguyên liệu. Đó là: Tuyệt đối không lạm dụng chất cấm để phòng, trị bệnh trong nuôi thủy sản; không sử dụng thuốc trừ sâu trong diệt tạp, xử lý ao nuôi; không sử dụng thuốc chứa hóa chất kháng sinh để phòng bệnh và trị bệnh do virus và trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng thuốc trị bệnh, phải sử dụng thuốc có số lưu hành và đảm bảo thời gian cách ly do nhà sản xuất hoặc cán bộ khuyến ngư, cán bộ quản lý chất lượng khuyến cáo. Không sử dụng chất cấm như chloramphenicol, urê... để bảo quản thủy sản khai thác. Chỉ sử dụng các chất bảo quản được phép như sulphite đúng liều lượng do nhà sản xuất hoặc cán bộ quản lý chất lượng khuyến cáo...

Xin cảm ơn ông!

Thanh Xuân (thực hiện)

DÂN VIỆT

Các tin tức khác

>   Khu công nghiệp, khu chế xuất là mô hình đột phá (16/02/2012)

>   16.2 Bộ Công Thương họp bàn về giá và chất lượng xăng dầu (16/02/2012)

>   DN ngành nhựa: Bị lạm thu vì thuế môi trường (16/02/2012)

>   Đàm phán bán alumin dự án bauxite Tân Rai (16/02/2012)

>   EVN thời Chủ tịch Đào Văn Hưng: Những sự kiện tiếng tăm (16/02/2012)

>   Nhà bán lẻ nước ngoài xuất khẩu hàng Việt Nam (15/02/2012)

>   EVN Telecom thua lỗ vì tư duy độc quyền (15/02/2012)

>   Tạm hoãn, giãn tiến độ đầu tư các dự án xi măng (15/02/2012)

>   Nhiều ‘ông lớn’ đăng ký giảm chi tiêu (14/02/2012)

>   Giá than bán cho điện có thể tăng khoảng 26% (14/02/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật