Thứ Năm, 16/02/2012 08:25

DN ngành nhựa: Bị lạm thu vì thuế môi trường

Việc áp dụng Luật Thuế bảo vệ môi trường (có hiệu lực từ ngày 1/1/2012) chưa rõ ràng, chưa hợp lý, khiến nhiều doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phải thu hẹp sản xuất.

Ông Lê Quang Doanh, Chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam cho biết, sau hơn 1 tháng kể từ khi Luật Thuế bảo vệ môi trường đi vào cuộc sống, Hiệp hội đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi từ các hội viên. Đa số ý kiến cho rằng, các văn bản hướng dẫn thực thi Luật chưa đầy đủ, chưa rõ ràng, dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau.

“Các doanh nghiệp đang rất lúng túng, không thể định hướng phát triển sản xuất - kinh doanh trong tương lai, do sản phẩm bao bì nhựa chưa thống nhất được tiêu chí đâu là sản phẩm thân thiện môi trường, trong khi cơ chế kiểm tra, kiểm soát chưa rõ ràng”, ông Doanh cho biết.

Ở góc độ doanh nghiệp, ông Trương Anh Luân, Giám đốc Công ty sản xuất nhựa Đức Anh ủng hộ việc đánh thuế túi nilon để bảo vệ môi trường, nhưng cho rằng, nếu áp dụng Luật không rõ ràng, hợp lý, thì sẽ phá vỡ một nền công nghiệp bao gói sản phẩm. “Chúng tôi vẫn không hiểu áp dụng thuế 30.000 đồng/kg đối với sản phẩm nào, 40.000 đồng/kg đối với sản phẩm nào”, ông Luân băn khoăn.

Còn ông Phạm Trung Cang, Chủ tịch HĐQT Công ty Nhựa Tân Đại Hưng cho biết, qua theo dõi, ông thấy có sự khác nhau trong thu thuế giữa các sản phẩm túi nhựa PE. Cụ thể, sản phẩm bao bì PE dày dùng để đựng phân bón ở Việt Nam bị đánh thuế, nhưng khi xuất khẩu sang thị trường châu Âu thì lại không bị châu Âu đánh thuế.

“Ở Việt Nam, cứ có chữ PE là đánh thuế! Việc lạm thu thuế này ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp”, ông Cang nói và nêu dẫn chứng, công ty ông không bán được bao bì nhựa PE cho Công ty Phân bón Việt Nhật, vì công ty này cho biết, mức thuế quá cao quá, nên họ chuyển hướng nhập khẩu bao bì từ các nước ASEAN để thay thế.

“Việc áp dụng mức thuế 40.000 đồng/kg túi nhựa PE có thể khiến nhiều doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam sẽ chuyển sang nhập khẩu túi nhựa từ các nước ASEAN, khiến doanh nghiệp sản xuất túi nhựa Việt Nam gặp khó khăn hơn”, ông Cang cảnh báo và cho biết, Công ty Unilever là một trong những doanh nghiệp đã áp dụng việc này.

Ông Hồ Đức Lam, Phó chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam cho biết, điều mà nhiều doanh nghiệp đang băn khoăn là vẫn chưa có tiêu chí rõ ràng về túi nilon thân thiện với môi trường (sản phẩm không bị áp thuế môi trường), Hiệp hội vẫn chưa nhận được hướng dẫn cụ thể nào về vấn đề này. “Nếu cơ quan thuế không sớm có hướng dẫn cụ thể, nhiều doanh nghiệp có thể sẽ thực hiện sai quy định”, ông Hồ Đức Lam nói.

Từ thực tế những khó khăn, bức xúc của doanh nghiệp hiện nay, ông Lê Quang Doanh đã thẳng thắn nêu ra 3 kiến nghị của Hiệp hội Nhựa Việt Nam đối với cơ quan hữu quan.

Thứ nhất, nên tạm hoãn việc thực hiện đánh thuế với các sản phẩm bao bì nhựa.

Thứ hai, việc áp dụng Luật Thuế Bảo vệ môi trường phải có lộ trình, cơ quan nhà nước cần đối thoại trực tiếp với doanh nghiệp để đưa ra lộ trình cụ thể.

Thứ ba, cần cho phép Hiệp hội Nhựa Việt Nam tham gia đóng góp vào hướng dẫn thực hiện Luật Thuế Bảo vệ môi trường.

Thanh Vũ

đầu tư

Các tin tức khác

>   Đàm phán bán alumin dự án bauxite Tân Rai (16/02/2012)

>   EVN thời Chủ tịch Đào Văn Hưng: Những sự kiện tiếng tăm (16/02/2012)

>   Nhà bán lẻ nước ngoài xuất khẩu hàng Việt Nam (15/02/2012)

>   EVN Telecom thua lỗ vì tư duy độc quyền (15/02/2012)

>   Tạm hoãn, giãn tiến độ đầu tư các dự án xi măng (15/02/2012)

>   Nhiều ‘ông lớn’ đăng ký giảm chi tiêu (14/02/2012)

>   Giá than bán cho điện có thể tăng khoảng 26% (14/02/2012)

>   Đề xuất Dự án kinh doanh có lãi cho hàng không: Chưa đủ cơ sở tính toán hiệu quả (14/02/2012)

>   Mua theo nhóm: Chụp giật hay không hợp thời? (14/02/2012)

>   Đẩy lỗ qua DN khác vẫn không cứu nổi EVN Telecom (14/02/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật