Thứ Tư, 08/02/2012 16:25

Nhiều ngành hàng tiêu dùng tiếp tục thuận lợi

Thực tế và dự báo của Bộ Công Thương cho thấy các ngành sản xuất công nghiệp, hạ tầng tiếp tục găp khó khăn trong những tháng tới. Trong khi đó các ngành sản xuất hàng tiêu dùng đang ổn định và thuận lợi.

Tình hình hoạt động ngành công nghiệp và thương mại tháng 1/2012 được Bộ Công Thương công bố cho thấy nhiều ngành đang đi ngược hẳn xu hướng tăng trưởng thông lệ của cùng kỳ các năm trước do diễn biến kinh tế khó khăn, sức sản xuất suy giảm, hàng tồn kho tăng cao và chi tiêu tiết kiệm của người dân.

Ngành sản xuất cơ khí, điện tử tiếp tục gặp khó khăn. Ngay trong tháng tiêu thụ “nóng” hàng năm nhưng thị trường ô tô, xe máy ảm đạm. Những biện pháp hạn chế đăng ký mới phương tiện ở hai thành phố lớn, dự kiến thu phí lưu hành đã làm ảnh hưởng đến sức mua của người dân. Thị trường điện máy cũng trầm lắng và kém sôi động, bất chấp các chương trình khuyến mãi kéo dài.

Ngành thép cũng đương đầu với hàng loạt khó khăn về hàng tồn kho (tính đến thời điểm hết năm 2011 còn lượng tồn kho khoảng 3 triệu tấn thép thành phẩm), sức mua giảm nên nhiều doanh nghiệp trong ngành chỉ sản xuất khoảng 80% công suất hoặc đóng cửa.

Ngành hóa chất cũng không khá hơn, nhất là sản xuất phân bón trong tháng 1 giảm nhiều so với cùng kỳ, đặc biệt là phân NPK giảm 35,2%, phân đạm ure giảm 20%. Hiện tại nguồn cung trong nước khá dồi dào do dự trữ của các doanh nghiệp cao. Tuy nhiên, chi phí đầu vào tăng do giá khí LPG được điều chỉnh (do tăng thuế nhập khẩu từ 2% lên 5%) sẽ ảnh hưởng đến giá phân bón trong nước năm 2012.

Bộ Công Thương dự tính năm 2012, sản xuất phân bón sẽ dư cung do Nhà máy đạm Cà Mau chính thức ra mắt sản phẩm đầu tiên cuối tháng 1 và Nhà máy đạm Ninh Bình (dự kiến cuối quí 1) chạy thử sẽ góp phần gia tăng lượng hàng hóa này trên thị trường, giảm nhập khẩu.

Ở một diễn biến khác, Báo cáo triển vọng thị trường năm 2012 của Công ty chứng khoán Bản Việt cho rằng năm 2012 sẽ là năm tăng trưởng ổn định của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thực phẩm, đồ uống, dược, điện...

Theo đó, thực phẩm, duợc phẩm, đồ uống, điện sẽ duy trì ở mức ổn định. Ví dụ như trường hợp tăng trưởng nhanh và ổn định của các công ty niêm yết trong lĩnh vực sản xuất mía đường. Thống kê của các công ty chứng khoán cho thấy, tăng trưởng doanh thu của Công ty Đường Biên Hòa năm 2011 đạt mức 300% so với 4 năm trước đó.

Các doanh nghiệp dầu khí và sản xuất nhựa hoạt động ở mức trung bình.Các ngành bất động sản, sản xuất xi măng, sắt thép, cao su, khoáng sản, vận tải biển sẽ tiếp tục gặp bất lợi và chịu mức độ sụt giảm mạnh về doanh thu và lợi nhuận.

Lan Nhi

TBKTSG ONLINE

Các tin tức khác

>   Hà Nội tạm ứng thêm 94 tỷ đồng để bình ổn giá (08/02/2012)

>   Quảng Ninh muốn mở casino 4 tỷ USD tại Vân Đồn (08/02/2012)

>   Tận dụng lợi thế giá trong xuất, nhập khẩu than (08/02/2012)

>   Cước vận tải biển rục rịch tăng thêm (08/02/2012)

>   Ngành cá tra Việt Nam 2012: Thách thức lớn nhất vẫn là vốn nuôi (08/02/2012)

>   Việt Nam vào Top 10 chỉ số tiêu dùng toàn cầu (07/02/2012)

>   Miễn nhiệm Chủ tịch Vinalines Dương Chí Dũng (07/02/2012)

>   Đảm bảo cấp điện mùa khô 2012 (07/02/2012)

>   Thị trường bán lẻ Việt Nam, từ số 1 xuống 23 (07/02/2012)

>   Thiếu vốn, nhiều doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động (07/02/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật