Thứ Ba, 21/02/2012 21:39

Lãi suất ngân hàng ở châu Á sẽ tăng trở lại

Với những chính sách nới lỏng tiền tệ và tín dụng ở cả 3 khu vực Mỹ, Á, Âu như hiện nay, Ngân hàng HSBC cho rằng dòng vốn sẽ tiếp tục đổ vào châu Á. Tuy nhiên, họ cũng cảnh báo, kể từ nửa cuối của năm nay, châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng có khả năng đối mặt với lạm phát tăng cao ở khu vực.

Khối nghiên cứu của HSBC phân tích, sau đợt khủng hoảng toàn cầu vào năm ngoái, đầu năm nay, tính thanh khoản trên thị trường đã quay trở lại. Các ngân hàng địa phương bắt đầu cho vay trở lại, việc cắt giảm hoạt động của các ngân hàng châu Âu cũng chậm, và các quỹ đầu tư đang nhanh chóng mua tài sản ở các nước đang phát triển.

Tuy nhiên, đây chỉ là sự phục hồi tạm thời, và sẽ bị kiềm chế lại bởi một đợt khủng hoảng nữa ở châu Âu hoặc khi giá dầu tăng cao. Những rủi ro quen thuộc vẫn còn hiện diện.

Đầu tiên là bong bóng tài sản. Điều kiện hiện thời là một môi trường rất tiềm năng cho một đợt bong bóng sắp tới.

Trong các năm vừa qua, giá các tài sản đã tăng cao, đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản (BĐS).

Ở Trung Quốc hiện giờ, giá BĐS đang giảm dần ở các thành phố, tuy nhiên điều này là do các chính sách thắt chặt mạnh mẽ của cơ quan chức năng, không phải do các nhà đầu tư xả hàng.

Các cơn bong bóng tài sản thường tiến triển theo giai đoạn. Việc khống chế tạm thời, như đã được thực hiện từ giữa năm ngoái, trên thực tế chỉ là điều kiện ban đầu cho quá trình này tiếp diễn.

Tuy nhiên, các đợt bong bóng tài sản thường phát triển trong vài năm, thỉnh thoảng có những đợt trầm lắng. Châu Á có thể đang ở trong giai đoạn như vậy, một đợt đầu cơ nữa có thể sẽ diễn ra sau khi rơi vào tình trạng ảm đạm trong sáu tháng qua.

Rủi ro thứ hai là lạm phát.

Trong những tháng vừa qua, các chỉ số lạm phát đã giảm đáng kể, ngay cả ở Ấn Độ, trung tâm của những áp lực lạm phát khó xử lý nhất. Ở Trung Quốc cũng vậy, mặc dù lạm phát tăng vào tháng 1, các ảnh hưởng cơ bản và giảm nhiệt cầu mua sẽ giúp hạ chỉ số lạm phát hơn nữa.

Tuy nhiên, tất cả những điều này chỉ đơn thuần thể hiện một quá trình bình ổn hóa giá cả theo chu kỳ.

Về mặt cấu trúc, khu vực vẫn đang phải đối mặt với việc trao đổi ngày càng tệ đi giữa lạm phát và tăng trưởng.

Khi dòng tiền dễ dàng đổ vào châu Á như hiện giờ, nhu cầu đầu tư tăng cao, sẽ làm tăng áp lực về giá cả, một cách nhanh chóng và bất ngờ.

Do đó HSBC cho rằng, các thị trường châu Á, trong đó có Việt Nam, sau khi có được những chính sách nới lỏng, các ngân hàng trung ương sẽ nhanh chóng thay đổi đường hướng, hạn chế việc nới lỏng, và một số ngân hàng trung ương thậm chí sẽ bắt đầu tăng lãi suất trước cuối năm.

H.Quỳnh

Doanh nhân sài gòn

Các tin tức khác

>   Các công ty Thụy Điển vẫn muốn dùng đồng euro (21/02/2012)

>   Eurozone đạt thỏa thuận về gói giải cứu 130 tỷ EUR cho Hy Lạp (21/02/2012)

>   Bloomberg: Israel an toàn nhất cho các nhà đầu tư (20/02/2012)

>   Lũ lụt khiến GDP của Thái Lan bị sụt giảm mạnh (20/02/2012)

>   Ngân hàng Thụy Sĩ có thể bị buộc thanh tra thuế (20/02/2012)

>   Mỹ ủng hộ gói cứu trợ thứ hai của IMF cho Hy Lạp (20/02/2012)

>   Nestle đạt lợi nhuận ròng 10,35 tỷ USD năm 2011 (20/02/2012)

>   Hy Lạp nhất trí với kế hoạch cắt giảm bổ sung (19/02/2012)

>   Ông Tập Cận Bình: "Khó khăn của EU chỉ là nhất thời" (19/02/2012)

>   Trung Quốc hạ dự trữ bắt buộc 0.5% lần thứ 2 trong 3 tháng (18/02/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật