Thứ Sáu, 03/02/2012 08:36

Góc nhìn Nhà đầu tư

Chứng khoán tháng 1: Tích lũy và khởi động!

(Vietstock) - Tết Nguyên đán năm nay rơi vào tháng 1 dương lịch, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có trọn 1 tuần đóng cửa. Dù số phiên giao dịch trong tháng có ít hơn bình thường do nghỉ lễ nhưng diễn biến thị trường đã cho thấy dấu hiệu khởi động của một xu hướng mới.

Tuần đầu tiên của tháng, có vẻ như đợt “wash out” trên nhóm cổ phiếu đầu cơ kéo dài suốt tháng 12 năm ngoái khiến người ta chưa thể hết mộng mị. Chú gấu dường như vẫn “cố đấm ăn xôi” với việc liên tục tung các cú “tát nảy lửa” trên mã VND, gây tâm lý bi quan lên diễn biến các mã “nóng” khác. Nhưng lực bán và khối lượng khớp lệnh các mã đầu cơ trong tuần này cho thấy chú gấu có lẽ đã kiệt sức, cú “tát” của gấu không còn nhiều “công lực”. Trong khi đó ngày càng có nhiều mã cổ phiếu chuyển từ trạng thái tích lũy sang trạng thái tăng đi kèm thanh khoản được cải thiện. Thị trường vẫn tiếp tục xu hướng phân hóa mạnh trước đó.

Phiên giao dịch ngày 09/01, việc chuyển nhượng hơn 150 triệu cổ phiếu STB giữa các tổ chức lớn đã thực sự “đánh thức” phần còn lại của thị trường. Chứng khoán như bừng tỉnh sau một kỳ “ngủ đông li bì” kéo dài của chú gấu. Thực ra vụ giao dịch thỏa thuận với quy mô lớn chưa từng có này chỉ là sự tiếp nối của trào lưu tăng sở hữu các doanh nghiệp lớn của các nhà đầu tư chiến lược, các vụ M&A và IPO đình đám xuất hiện dồn dập nửa cuối năm 2011 mà thôi. Nhưng chính cái quy mô “khủng” của vụ giao dịch thỏa thuận lên tới 2,600 tỷ, lại diễn ra trong vòng một phiên trên sàn niêm yết, đã tạo nên một “cú sốc” thực sự. Hẳn người ta sẽ còn nhắc lại nhiều lần về “cú sốc” STB này.

Nửa cuối tháng 1, thị trường tiếp tục chiều hướng diễn biến lạc quan. Hầu hết các mã cổ phiếu đã kết thúc xu hướng giảm. Ngay cả những cổ phiếu “nóng” bị “vùi dập” tháng 12 năm ngoái cũng đã cắt được cơn giảm giá điên cuồng và bắt đầu đi ngang tích lũy. Số mã cổ phiếu chuyển từ trạng thái tích lũy sang trạng thái tăng tiếp tục nhiều lên. Thậm chí đối với nhiều mã, bên mua đã tỏ rõ sự quyết liệt và áp đảo so với bên bán. Xu hướng này dường như đang gây hiệu ứng lan tỏa và ngày càng mở rộng tới phần còn lại của thị trường. Thanh khoản của hàng loạt blue chips quen thuộc như HAG, HPG, PVF, DPM, ITA, REE, SAM ... cải thiện đáng kể cho thấy NĐT tổ chức thực sự “nhập hàng”.

Sàn Hà Nội, nơi tập trung nhiều mã đầu cơ nóng, có vẻ như vẫn còn chút “lưu luyến”, chưa bứt phá mạnh mẽ do đang đi ngang tích lũy. Tuy nhiên, đã xuất hiện dấu hiệu tích cực từ diễn biến trên mã BVSPVX – những cổ phiếu thường phát tín hiệu dẫn dắt có độ tin cậy cao trong các con sóng lớn trước đây. Thanh khoản trên hai mã này được cải thiện rõ rệt.

Nhiều NĐT dường như vẫn còn hoài nghi, nhưng dấu hiệu tích lũy đã rõ nét sau khi các chỉ số chung sụt giảm thảm hại về vùng hỗ trợ mạnh, nếu không muốn nói là vùng hỗ trợ “cứng” 320-340 đối với VN-Index và 51-55 đối với HNX-Index.

Chuyển từ xu hướng giảm giá kéo dài sang một thị trường giá tăng đâu phải chỉ diễn ra trong một vài phiên giao dịch. Thị trường sẽ cần một giai đoạn tích lũy, thậm chí có thể kéo dài hàng tháng trời, để dòng tiền thông minh “gom hàng”.

Chứng khoán tháng 1 có lẽ nên được đặt tên: Tháng của tích lũy và khởi động?

Phạm Tường Phán

Các tin tức khác

>   03/02: Bản tin 20 giờ qua (03/02/2012)

>   Thị trường đã lập đáy! (03/02/2012)

>   Cơ hội từ chứng khoán, địa ốc (02/02/2012)

>   TTCK: Cơ hội vẫn có nhưng khó hơn (02/02/2012)

>   Cổ phiếu “son” (02/02/2012)

>   20 NĐT nước ngoài được cấp mã giao dịch trong tháng 1 (02/02/2012)

>   T+2 không thể thực hiện? (02/02/2012)

>   VN-30 và những ngộ nhận (02/02/2012)

>   Chứng khoán: Niềm tin cần được cụ thể hóa (02/02/2012)

>   Chứng khoán phục hồi? (02/02/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật