Thứ Ba, 28/02/2012 11:50

230 doanh nghiệp vượt kế hoạch: Chưa vội mừng

2011 là một năm nhiều khó khăn và thách thức. Lạm phát và lãi suất đứng ở mức cao đã tác động mạnh đến hoạt động kinh doanh của hầu hết doanh nghiệp. Dù vậy, ở một số ngành nghề, nhiều công ty vẫn hoàn thành tốt các chỉ tiêu đề ra.

Ăn nên làm ra thời bão tố

Theo thống kê của Vietstock, trong 630 công ty ra báo cáo đơn lẻ và hợp nhất, có tổng cộng 230 công ty vượt lợi nhuận trước thuế và sau thuế, chiếm tỷ lệ khoảng 36.5%. Trong đó rất nhiều doanh nghiệp vượt cả hai chỉ tiêu này như PVL, TVD, PGD, TET, DPM…

Trong năm qua, các ngân hàng niêm yết nhìn chung đều có mức tăng trưởng cao. Nhờ đó, nhiều đơn vị đã hoàn thành tốt kế hoạch được ĐHĐCĐ giao phó. Trong đó, CTG vượt đến 64% chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế, EIB gần 21%, còn STBVCB cũng đã cán đích kế hoạch. Đặc biệt là kế hoạch của các ngân hàng này đều cao hơn mức thực hiện của năm 2010, nhất là EIB đã đặt kế hoạch tăng vọt 41% so với kết quả đạt được của năm trước.

Các tổ chức tài chính vượt kế hoạch 2011

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn: VietstockFinance

Ngoài ngành ngân hàng khởi sắc, ngành than và khoáng sản năm qua cũng khá ấn tượng khi có đến 4 đơn vị góp mặt vào danh sách 10 công ty dẫn đầu mức vượt chỉ tiêu.

Trong đó, BMC vượt 3 lần kế hoạch lợi nhuận trước thuế khi đạt hơn 115 tỷ đồng, EPS vọt lên 11,062 đồng. Trong đó, phần lớn lợi nhuận tập trung ở quý 4 (đóng góp gần 43 tỷ đồng, gấp 3.7 lần năm 2010, chiếm 37% lợi nhuận năm). Đây cũng là quý tình hình sản xuất kinh doanh của công ty ổn định, thị trường tiêu thụ thuận lợi, giá cả và sản lượng các mặt hàng đều tăng cao hơn so với năm trước.

HGM cũng ghi nhận dấu ấn của một năm kinh doanh thuận lợi với mức vượt 130% kế hoạch lợi nhuận trước thuế. Chỉ số EPS của công ty đột biến lên 24,608 đồng, một con số đáng mơ ước của biết bao doanh nghiệp niêm yết và nhà đầu tư.

Nhắc đến ngành than, hẳn không thể bỏ qua một công ty làm ăn hiệu quả trong năm là TVD. Kết thúc năm 2011, TVD vượt 144% chỉ tiêu cả năm. Kết quả khả quan này có được là nhờ công ty đã chủ động kiểm soát giá cả, chi phí đầu vào, chi phí thuê ngoài, cũng như làm tốt công tác thu hồi vật tư, thiết bị tái chế, hạn chế tối đa tồn kho gây ứ đọng vốn.

Một số công ty khác cũng đã vượt xa so với kế hoạch gồm DPM, DPR, VTF….

Top 10 công ty vượt lợi nhuận

Đơn vị tính: Triệu đồng

a) LNTT:

Nguồn: VietstockFinance

b) LNST:  

Nguồn: VietstockFinance

Và những điều cần quan tâm

Nếu như một số công ty hoàn thành xuất sắc kế hoạch đề ra nhờ làm ăn hiệu quả thì ở chiều ngược lại, vẫn có những đơn vị vượt kế hoạch chỉ vì đã cắt giảm chỉ tiêu. Đơn cử như trường hợp của MDC. Công ty này đã vượt 162% kế hoạch lợi nhuận trước thuế nhưng nếu so với mức thực hiện của năm trước thì lợi nhuận vẫn không bằng. MDC đã đặt kế hoạch năm 2011 chỉ bằng 37% thực hiện năm 2010. Được biết, năm 2010 công ty cũng vượt hơn 4 lần kế hoạch lợi nhuận trước thuế.

Thậm chí có cả trường hợp mức độ cắt giảm chỉ tiêu mạnh đến nỗi thành quả lao động cả năm gần như mất trắng, còn cổ đông thì không có một đồng cổ tức nào. Đó là trường hợp xảy ra tại PVL khi kế hoạch lợi nhuận ròng được điều chỉnh giảm đến 99.5%, chỉ còn vỏn vẹn 500 triệu đồng. Theo đó, cổ tức xuống mức thấp hiếm thấy xưa nay khi chỉ còn 0.1%, một con số chỉ mang tính tượng trưng hơn là đồng lợi nhuận mà cổ đông kỳ vọng.

Trong khi đó, do đặt kế hoạch lợi nhuận sau thuế năm 2011 chỉ bằng 5% so với mức thực hiện của năm 2010 nên PVT đã vượt kế hoạch đến 6 lần. Một kết quả kinh doanh như vậy chắc hẳn không phải là điều mà cổ đông mong đợi.

Cũng với cách làm này, một số công ty đã đặt kế hoạch chênh lệch khá lớn với thực hiện của năm 2010 để rồi gắn mác “vượt kế hoạch” như trường hợp của DXV, D2D..

DN vượt kế hoạch 2011 vì lên chỉ tiêu kế hoạch thấp

Đơn vị tính: Triệu đồng

a) LNTT

Nguồn: VietstockFinance

b) LNST

Bội Mẫn (Vietstock)

Finfonet

Các tin tức khác

>   BSC, CTC, INN: Lãi ròng hợp nhất 2011 đồng loạt tăng (28/02/2012)

>   NKG: Lãi ròng bằng 12% năm 2010, đạt 10% kế hoạch (28/02/2012)

>   PAC, TCL: Kết quả kinh doanh cùng giảm và vỡ kế hoạch (28/02/2012)

>   Doanh nghiệp thủy sản 2011: Trái chiều khi… “vượt cạn” (28/02/2012)

>   Doanh nghiệp bất động sản: Mối lo từ nợ vay (28/02/2012)

>   Từ chối cho “đại gia” nợ tiền cá vay 300 tỷ đồng (28/02/2012)

>   SJS và nhà đầu tư cùng mắc cạn với Dự án Nam An Khánh (27/02/2012)

>   Ngân hàng nhỏ vừa ước lợi nhuận... vừa run! (27/02/2012)

>   Tín dụng bất động sản nhìn từ VPH (27/02/2012)

>   DN đã thấm "trái đắng" đầu tư ngoài ngành (27/02/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật