Thứ Bảy, 04/02/2012 00:19

2012: Nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại

Năm nay dự báo có nhiều khó khăn nhưng cũng mở ra nhiều cơ hội. Ngay từ cuối năm 2011, Chính phủ đã xác định những giải pháp trọng tâm để phát triển kinh tế - xã hội năm 2012, trong đó có những trọng tâm về kinh tế đối ngoại.

Giảm dần rào cản thương mại

Chính phủ đã giao Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan chủ động xây dựng các chương trình, đề án hợp tác thiết thực để nâng tầm và phát triển quan hệ theo chiều sâu, bảo đảm lợi ích các bên tham gia đối với các nước láng giềng, các đối tác chiến lược, các nước lớn và các nước bạn bè truyền thống, thúc đẩy hợp tác với đối tác tiềm năng ở các khu vực.

Đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế, theo dõi, đôn đốc việc triển khai các thỏa thuận, cam kết quốc tế đạt được trong khuôn khổ các chuyến thăm cấp cao, chú ý tác động giải quyết giảm dần các rào cản thương mại, mở rộng các cơ hội thị trường đối với hàng xuất khẩu. Chính phủ cũng giao Bộ Công thương chủ trì, phối

hợp với các bộ, cơ quan liên quan triển khai có hiệu quả các hiệp định, thỏa thuận về kinh tế, thương mại với các đối tác. Tận dụng tốt những quyền lợi mà thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) được hưởng, xử lý hài hòa, thống nhất việc thực hiện cam kết WTO. Triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình hỗ trợ kỹ thuật hậu gia nhập WTO. Tiếp tục rà soát, xây dựng lộ trình thực hiện các cam kết cắt giảm thuế trong khuôn khổ các hiệp định đã ký kết, phù hợp với điều kiện Việt Nam.

Vấn đề tái cơ cấu kinh tế sẽ được Chính phủ tập trung thực hiện trong năm 2012, Chính phủ chỉ rõ trong tái cơ cấu hệ thống tài chính, ngân hàng, trọng tâm là các ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục rà soát, sửa đổi các quy định an toàn về tín dụng, ngân hàng theo lộ trình phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện kinh tế - xã hội nước ta.

Ngân hàng Nhà nước cũng phải rà soát các cam kết WTO về lĩnh vực ngân hàng, tiền tệ, tín dụng có hiệu lực trong năm 2012. Tăng cường công tác dự báo, đánh giá tác động của biến động thị trường tài chính quốc tế để có đối sách phù hợp. Có lộ trình thích hợp để minh bạch hóa thông tin về các ngân hàng thương mại, cổ phần, phục vụ cho việc giám sát, đánh giá và quản lý rủi ro theo thông lệ quốc tế.

Riêng về trọng tâm đẩy mạnh xuất khẩu, Chính phủ chỉ rõ, cùng với việc xây dựng chương trình hành động triển khai thực hiện chiến lược xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, các ngành liên quan, nhất là ngành công thương cần tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác dự báo thị trường, thường xuyên cập nhật, phổ biến kịp thời thông tin về thị trường thế giới, nhất là những thị trường và mặt hàng xuất khẩu trọng điểm, những thay đổi về chính sách, việc áp dụng các biện pháp bảo hộ của nước ngoài, có các giải pháp cụ thể nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thương vụ.

Cơ hội rộng mở

Tại Diễn đàn Kinh tế thế giới lần thứ 42 ở Davos (Thụy Sĩ) vừa diễn ra, Việt Nam đã được nêu như một điển hình xuất sắc cho việc thúc đẩy phát triển nông nghiệp ở các nước đang phát triển. Phiên họp ngày 29-1, chuyên đề bàn về việc triển khai thực hiện “Tầm nhìn mới trong nông nghiệp” trong khuôn khổ diễn đàn đã diễn ra với sự tham dự của hơn 100 đại biểu, trong đó có nhiều nguyên thủ và quan chức cao cấp các nước cùng 50 lãnh đạo các công ty, tập đoàn đa quốc gia và nhiều tổ chức quốc tế.

Đoàn Việt Nam do Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát dẫn đầu đã giới thiệu hoạt động của 5 nhóm công tác (gồm nhóm trà, cà phê, rau quả, thủy sản và nhóm ngành hàng chung) cùng kinh nghiệm triển khai của Việt Nam. Nhìn chung tất cả các nhóm ngành hàng đều cố gắng áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới, áp dụng vệ sinh an toàn thực phẩm.

Trong bối cảnh Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh phát triển nông sản và tái cơ cấu nền kinh tế, những nỗ lực của các nhóm công tác đã đi theo đúng hướng nâng cao giá trị nhằm đạt mục tiêu chung là tăng thu nhập cho nông dân và phát triển vững bền với môi trường. Rất nhiều ý kiến đánh giá những việc đã thực hiện ở Việt Nam như một hướng đi tích cực và có triển vọng để thực hiện “Tầm nhìn mới trong nông nghiệp”…

Theo các chuyên gia kinh tế, những thành công cụ thể như vậy sẽ góp phần làm nên thành công chung của kinh tế đối ngoại Việt Nam trong năm mới. Bước vào năm 2012, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội để ngày càng mở rộng kinh tế đối ngoại đa quốc gia. Cộng với những định hướng rõ ràng về công tác đối ngoại của Chính phủ, chắc chắn kinh tế đối ngoại sẽ ngày càng đóng góp quan trọng hơn cho sự phát triển chung.

Mới đây nhất, Thủ tướng cũng phê duyệt đề án “Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và các khoản vốn vay ưu đãi khác của các nhà tài trợ thời kỳ 2011 - 2015”. Theo đó, nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ trong giai đoạn 2011 - 2015 dự kiến khoảng 32 - 34 tỷ USD, vốn giải ngân khoảng 14 - 16 tỷ USD. Bình quân hàng năm, vốn ODA và vốn vay ưu đãi giải ngân khoảng 2,8 - 3,2 tỷ USD. Chính phủ Việt Nam nêu rõ sẽ hợp tác chặt chẽ với các nhà tài trợ và dành mọi nỗ lực để phấn đấu thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ…

Thành Vinh

sài gòn giải phóng

Các tin tức khác

>   Ngành thép: Khó chung, tự tin riêng (03/02/2012)

>   Thai Oil muốn đầu tư vào thị trường xăng dầu VN (03/02/2012)

>   Đầu năm, bưu chính, viễn thông thu về 11,1 nghìn tỷ đồng (03/02/2012)

>   Doanh nghiệp lo bán hàng tồn sau tết (03/02/2012)

>   “Quẫy cựa” với lãi suất cao (03/02/2012)

>   Khó khăn của doanh nghiệp là lãi suất quá cao (03/02/2012)

>   Phấn đấu xuất khẩu nông lâm thủy sản 2011-2020 đạt 40 tỷ USD (02/02/2012)

>   Hệ thống bán lẻ mỹ phẩm Shiseido tại Việt Nam đóng cửa (02/02/2012)

>   Năm 2012, vẫn phải nhập 2,34 triệu tấn phân bón các loại (02/02/2012)

>   Doanh nghiệp VN sụt chỉ số niềm tin kinh doanh (02/02/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật