Thứ Năm, 02/02/2012 22:51

Phấn đấu xuất khẩu nông lâm thủy sản 2011-2020 đạt 40 tỷ USD

Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đặt mục tiêu thời kỳ 2011-2020, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 40 tỷ USD; giá trị sản lượng trên 1 ha đất sản xuất nông nghiệp bình quân 70 triệu đồng.

Theo đó, Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp (bao gồm nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản) phải theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh, hiệu quả và tính bền vững của nền nông nghiệp.

Một số chỉ tiêu cụ thể đặt ra là cơ cấu ngành nông lâm thủy sản đến năm 2020 nông nghiệp chiếm 64,7%, lâm nghiệp 2%, thủy sản 33,3%.

Giai đoạn 2011-2020, tốc độ tăng trưởng GDP nông lâm thủy sản bình quân từ 3,5 - 4%/năm; tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông lâm thủy sản 4,3 – 4,7%/năm. Độ che phủ của rừng đạt 44-45% vào năm 2020. Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 40 tỷ USD, trong đó nông nghiệp 22 tỷ USD, lâm nghiệp 7 tỷ USD, thủy sản 11 tỷ USD. Giá trị sản lượng trên 1 ha đất sản xuất nông nghiệp bình quân 70 triệu đồng.

Tầm nhìn năm 2030, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tăng lên 60 tỷ USD và giá trị sản lượng trên 1 ha đất sản xuất nông nghiệp đạt bình quân 100-120 triệu đồng.

Khai hoang mở thêm 1,1 triệu ha đất nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản

Để đạt các mục tiêu trên, định hướng sẽ khai hoang mở thêm đất nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản từ năm 2011-2020 khoảng 1,1 triệu ha, trong đó có 37.000 ha cho trồng lúa.

Đồng thời, bảo vệ quỹ đất lúa ổn định từ năm 2020 là 3,812 triệu ha. Đầu tư công suất chế biến lúa gạo công nghiệp đạt 25 triệu tấn/năm; giảm tổn thất sau thu hoạch lúa còn 5 - 6%; cải thiện chất lượng gạo xuất khẩu. Đến năm 2015, giá trị gia tăng của gạo xuất khẩu tăng 10-15% so với hiện nay do các tiến bộ kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Đối với lâm nghiệp, bố trí diện tích đất lâm nghiệp đến năm 2020 khoảng 16,2-16,5 triệu ha, tăng khoảng 879 ngàn ha so với năm 2010. Tổ chức lại ngành công nghiệp chế biến gỗ để cân đối giữa năng lực sản xuất và nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định. Khuyến khích xây dựng cơ sở sản xuất, chế biến tổng hợp gỗ rừng trồng và lâm sản ngoài gỗ; đẩy mạnh chế biến ván nhân tạo và bột giấy, giảm dần chế biến và xuất khẩu dăm giấy. Đến năm 2020, tổng công suất gỗ xẻ đạt 6 triệu m 3 /năm.

Về thủy sản, định hướng xây dựng các vùng nuôi công nghiệp đối với các đối tượng nuôi chủ lực như: cá tra, tôm sú, tôm chân trắng, nhuyễn thể, cá biển, cá rô phi. Về chế biến thủy sản, lượng hàng hóa xuất khẩu đạt 1,55 triệu tấn vào năm 2015 và tăng lên 1,9 triệu tấn vào năm 2020, tăng công suất chế biến từ 6,5 ngàn tấn/ngày lên 10 ngàn tấn/ngày.

Bên cạnh đó, bố trí ổn định diện tích sản xuất muối 14,5 nghàn ha, sản lượng 2 triệu tấn; trong đó muối công nghiệp 8,5 nghàn ha, sản lượng 1,35 triệu tấn.

Thùy Trang

Chính phủ

Các tin tức khác

>   Hệ thống bán lẻ mỹ phẩm Shiseido tại Việt Nam đóng cửa (02/02/2012)

>   Năm 2012, vẫn phải nhập 2,34 triệu tấn phân bón các loại (02/02/2012)

>   Doanh nghiệp VN sụt chỉ số niềm tin kinh doanh (02/02/2012)

>   Lanta Việt cam kết trả nợ cho các resort Mũi Né (02/02/2012)

>   Thị trường ôtô đóng băng: DN tính giảm sản xuất (02/02/2012)

>   Bridgestone xây nhà máy 575 triệu USD ở Hải Phòng (01/02/2012)

>   Thủy sản vượt khó đầu năm (01/02/2012)

>   Các resort Mũi Né lo nợ nần vì Lanta Tour phá sản (01/02/2012)

>   Ngành thép đặt mục tiêu tăng trưởng 4% năm 2012 (01/02/2012)

>   Nông nghiệp xuất siêu: Chưa vội mừng (01/02/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật