Thứ Sáu, 27/01/2012 09:44

TTCK Việt Nam: 1 giáp và 12 con số ấn tượng

(Vietstock) - Chào xuân Nhâm Thìn 2012, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng vừa khoác lên mình đủ 12 con giáp với nhiều thăng trầm và biến động.

Hãy cùng Vietstock nhìn lại 12 con số ấn tượng của thị trường chứng khoán từ buổi sơ khai cho đến những ngày đầy biến cố đang diễn ra. 12 con số này là “đại diện tiêu biểu” cho những điều đẹp đẽ nhất cho đến những tồn tại hay hao tổn mà không chỉ nhà đầu tư mà cả các nhà lãnh đạo cũng đang phải đau đầu.

2. Là thời gian thanh toán T+2 được nhà đầu tư mong đợi nhất từ trước tới nay. Sau nhiều lần trì hoãn, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) đã trình lên Bộ Tài chính xem xét triển khai trong năm 2012.

3. DVD, VTA, FPC là 3 công ty đầu tiên bị hủy niêm yết do liên tiếp vi phạm quy định về công bố thông tin trong năm 2011. Cũng trong thời gian này, có 4 công ty bị cảnh báo do vi phạm về công bố thông tin và 575 công ty niêm yết bị nhắc nhở bằng văn bản và công bố vi phạm trên website của UBCK.

4. Là số năm tù mà lần đầu tiên, Tổng giám đốc một doanh nghiệp niêm yết phải chịu về tội thao túng giá chứng khoán.

Ông Lê Văn Dũng, Tổng giám đốc CTCP Dược Viễn Đông (DVD), đã sử dụng nhiều tài khoản giao dịch để gom mua số lượng lớn cổ phiếu DHT của CTCP Dược phẩm Hà Tây. Sau đó, ông Dũng thực hiện nhiều lần mua đi bán lại cổ phiếu DHT với khối lượng lớn. Theo kết quả thanh tra của UBCK, trong 106 phiên giao dịch có 36 phiên với 160 lần khớp chéo giữa các tài khoản trong nhóm mua với tổng số tiền là hơn 186 tỷ đồng để thanh toán mua cổ phiếu DHT.

Với việc dùng nhiều thủ đoạn hòng chiếm giữ trên 50% cổ phiếu để thâu tóm DHT, ông Dũng đã bị TAND Hà Nội tuyên phạm tội thao túng giá chứng khoán, phạt 4 năm tù.

9.5 tỷ đồng là số tiền UBCKNN đã xử phạt vi phạm chứng khoán trong năm 2011, cao nhất kể từ khi TTCK đi vào hoạt động cho đến nay. Số tiền này đã tăng gần 40% so với năm 2010, trong đó nổi bật là quyết định xử phạt hành vi thao túng giá cổ phiếu AAA với số tiền 1.2 tỷ đồng.

Cũng trong năm 2011, cùng với việc xử phạt các trường hợp doanh nghiệp niêm yết vi phạm về chế độ công bố thông tin như chậm công bố báo cáo tài chính, vi phạm về giao dịch của cổ đông nội bộ và người liên quan (với tổng số tiền phạt là 4.6 tỷ đồng), lần đầu tiên việc xử phạt vi phạm hành chính doanh nghiệp được quy trách nhiệm cá nhân.

43%. Mức vốn hóa thị trường (cả hai sàn HOSE và HNX, chưa tính trái phiếu) của năm 2007 chiếm đến 43% GDP, trong khi mục tiêu của Nhà nước là tới năm 2010, vốn hóa của thị trường chứng khoán mới chiếm 35% GDP.

Trong giai đoạn đầu của thị trường, từ năm 2000-2005, vốn hóa thị trường chỉ đạt trên dưới 1% GDP. Quy mô thị trường đã có bước nhảy vọt mạnh mẽ vào năm 2006, lên 22.7% GDP và tiếp tục tăng lên mức trên 43% vào năm 2007.

Tuy nhiên, trước biến động của thị trường tài chính thế giới và những khó khăn của nền kinh tế trong nước, chỉ số giá chứng khoán đã sụt giảm liên tục trong năm 2011, làm mức vốn hóa thị trường giảm xuống còn 32% GDP.

100% là mức cổ tức bằng tiền mặt “đỉnh” nhất mà FPTOnline, công ty con của FPT, chi trả cho cổ đông. Với mức cổ tức bằng tiền mặt này, FPTOnline đã “vượt mặt” các đại gia như VIC (58.8%), NET, HCI, LIX (50%)…

Cổ tức tiền mặt thật sự lên ngôi trong vài năm trở lại đây cùng với xu hướng rớt giá thê thảm của cổ phiếu. Trái ngược với thời kỳ trước đây, khi thị trường còn tăng mạnh, nhiều doanh nghiệp và nhà đầu tư thường chuộng hình thức trả cổ tức bằng cổ phiếu.

105. Khi bắt đầu đi vào hoạt động, toàn thị trường mới chỉ có 7 công ty chứng khoán và cho đến tận năm 2004 vẫn chưa có một công ty quản lý quỹ nào. Sau giai đoạn bùng nổ của thị trường và tính đến thời điểm hiện tại, đã có 105 công ty chứng khoán và 47 công ty quản lý quỹ đang hoạt động tại Việt Nam.

Tuy nhiên, xét theo Thông tư 226 về việc giám sát an toàn tài chính cho CTCK, công ty quản lý quỹ đã được Bộ Tài chính ban hành và có hiệu lực từ ngày 1/4/2011. Theo đó, hiện có 40 CTCK không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính (tính theo tỷ lệ vốn khả dụng) và sẽ bị cơ quan quản lý đưa vào tình trạng kiểm soát hoặc kiểm soát đặc biệt. Hiện “danh sách mật” này vẫn chưa được công bố.

600 đồng. Là mức giá thấp nhất thị trường mà VKP đã xác lập vào ngày 24/12/2011. Đây là mức giá thấp kỷ lục của một cổ phiếu niêm yết trong lịch sử TTCK Việt Nam. Ngoài ra, tổng cộng trên cả hai sàn có đến 431 mã cổ phiếu và chứng chỉ quỹ nằm dưới mệnh giá, chiếm 62% tổng số mã niêm yết.

699. Năm 2000, với hai mã niêm yết khi đưa TTGDCK TPHCM vào hoạt động, TTCK đã có mức tăng trưởng nhanh do nguồn cung hàng hóa khan hiếm, chỉ số VN-Index liên tục tăng và đạt tới đỉnh điểm là 571.04 điểm ngày 25/6/2001. Sau đó, thị trường liên tục sụt giảm trong suốt 3 năm trước khi tăng mạnh trở lại vào cuối năm 2003.

Năm 2005, TTGDCK Hà Nội đi vào hoạt động, tổng số các công ty niêm yết trên cả hai thị trường là 44 công ty với tổng giá trị niêm yết là 4.94 nghìn tỷ đồng.

Kể từ năm 2006, TTCK Việt Nam bắt đầu khởi sắc và có bước tăng trưởng mạnh mẽ cả về số lượng công ty niêm yết lẫn giá trị giao dịch. Tính đến cuối năm 2011, đã có 699 doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu và chứng chỉ quỹ trên cả hai Sở GDCK, với tổng số lượng chứng khoán niêm yết đạt 26.82 tỷ đơn vị. Tổng giá trị vốn hóa thị trường tính tại thời điểm ngày 31/12/2011 đạt 535,673 nghìn tỷ đồng, giảm 32% so với thời gian trước đó.

1.17 triệu. Từ gần 3,000 tài khoản của nhà đầu tư tham gia khi thị trường chứng khoán khi mới mở cửa vào năm 2000, tính đến tháng 12/2011, con số này đã tăng lên 1.17 triệu tài khoản. Tuy nhiên, giá trị giao dịch bình quân trong năm 2011 chỉ đạt 1,406 tỷ đồng/phiên, chỉ bằng ½ của năm 2010.

1,170.67 là số điểm cao nhất mà VN-Index đã lập kỷ lục vào ngày 12/03/2007. HNX-Index đạt 459.36 điểm.

Nối tiếp kỷ lục đó là sự lao dốc không ngừng nghỉ của thị trường, vào 23/02/2009 VN-Index đã xác lập đáy với 235 điểm, HNX-Index chỉ còn 56.7 điểm vào ngày 27/12/2011.

Một con số đáng thất vọng và không ngờ tới đối với nhiều người theo dõi kênh đầu tư này.

1,400 tỷ đồng - Số tiền mà 18/27 công ty chứng khoán niêm yết ghi lỗ trong 9 tháng đầu năm 2011. Chịu tác động bởi sự ảm đạm của thị trường, các công ty chứng khoán đã trải qua một năm đầy sóng gió. Nhiều CTCK đã phải chấp nhận rời bỏ nghiệp vụ môi giới (Trường Sơn, SME, Đông Dương, Gia Anh, Hà Nội). Kèm theo đó là hàng loạt vụ ‘động trời’ như thiếu hụt thanh khoản, nhà đầu tư kiện CTCK…Và tái cấu trúc công ty chứng khoán đã được các chuyên gia và cơ quan quản lý nhắc đến thường xuyên trên các kênh thông tin trong suốt năm qua.

-------------------------------------------

Đây chỉ là những con số cụ thể hiển hiện trong thời gian qua của TTCK Việt Nam. Ngoài ra còn những con số mà rất khó để thống kê lại như số tiền mà nhà đầu tư đã kiếm được và đặc biệt là đã bị cuốn trôi trong những đợt xảy ra “thảm kịch” của thị trường…

Minh An

Các tin tức khác

>   Cái Tết trằn trọc nhất? (25/01/2012)

>   Tái cấu trúc “niềm tin” để cứu TTCK (25/01/2012)

>   Viết từ vùng đáy thị trường (24/01/2012)

>   CEO chứng khoán tiên đoán thị trường năm Thìn (21/01/2012)

>   Hình ảnh phiên giao dịch cuối năm Tân Mão (20/01/2012)

>   Tôi yêu chứng khoán! (26/01/2012)

>   Năm Nhâm Thìn: Đồng thuận đưa cá chép vượt vũ môn (25/01/2012)

>   “Cổ phiếu lì xì” (24/01/2012)

>   Đón linh khí Rồng thiêng! (23/01/2012)

>   Tản mạn thị trường chứng khoán cuối năm (22/01/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật