Thứ Hai, 30/01/2012 13:56

Kiềm chế lạm phát, giải quyết nợ công

Kiềm chế lạm phát, giải quyết nợ công, yếu kém trong điều hành, “mạnh tay” với những yếu kém của doanh nghiệp, đặc biệt là các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước, đó là cách để thoát khỏi tình trạng sản xuất đình trệ.

Đây là quan điểm của TS Cao Sỹ Kiêm (ảnh), nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, về cơ hội và thách thức của kinh tế Việt Nam năm 2012.

- Thưa ông, các kịch bản kinh tế Việt Nam năm 2012 đều cho thấy tín hiệu lạc quan hơn so với năm 2011. Nhận định của ông về điều này như thế nào?

- Theo tôi, năm 2012 dự kiến sẽ khó khăn hơn năm 2011, do kinh tế trong nước chịu sự tác động mạnh từ bối cảnh kinh tế thế giới, kể cả diễn biến thiên tai dù chưa lường được, nhưng đều được dự đoán chịu tác động mạnh hơn, khốc liệt hơn.

TS Trần Đình Thiên (Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam): Gạt bỏ bệnh “nghiện” thành tích

Năm 2012 có nhiệm vụ khôi phục ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và phục hồi tăng trưởng. Về nguyên tắc, đó là những nhiệm vụ “thông thường” của một nền kinh tế khi lâm vào tình trạng khó khăn.

Nhưng 2012 là năm đặc biệt, năm nền kinh tế lâm vào tình thế khó khăn nghiêm trọng, cũng là năm nền kinh tế phải tạo bước ngoặt để xoay chuyển tình hình - ổn định vững chắc (không để lạm phát khứ hồi) để khôi phục lòng tin, hạ thấp mức lạm phát đến mức giúp doanh nghiệp không lún sâu hơn vào tình thế bi kịch.

Ngoài ra, năm 2012 còn một điểm nhấn đặc biệt khác, tiến hành tái cấu trúc nền kinh tế với các hành động thực tế mang tính chiến lược để thay đổi mô hình tăng trưởng.

Thực hiện các nhiệm vụ - mục tiêu đó, trong điều kiện nguồn lực hạn chế và dự địa cho chành động chính sách của Chính phủ bị thu hẹp, rõ ràng là rất khó khăn. Nghĩa là ngay từ giờ, cần quán triệt tư duy “đánh đổi” khi cân nhắc mức độ ưu tiên giữa mục tiêu ổn định - cải cách (tái cấu trúc) và mục tiêu tăng trưởng trên quan điểm lợi ích phát triển dài hạn (lợi ích chiến lược).

Về cấp độ ưu tiên, thực tiễn nhiều năm cho thấy để đưa nền kinh tế thoát ra khỏi tình trạng khó khăn hiện nay không thể không ưu tiên cho nhiệm vụ tái cơ cấu với mục tiêu là làm cho việc thay đổi mô hình tăng trưởng thực sự diễn ra. Nhưng để quá trình tái cơ cấu có thể diễn ra, cần ổn định nền kinh tế để tái lập lòng tin thị trường, lòng tin xã hội. Đây là 2 mục tiêu - nhiệm vụ cao nhất.

Để xoay chuyển thực tiễn thì điều đầu tiên là cần phải đổi mới tu duy, phải biết đặt mục tiêu tăng trưởng ở mức ít tham vọng nhất, ít cần được quan tâm nhất, tức là với sự tự giác cao nhất. Để làm được điều này, trong năm 2012, cần gạt bỏ triệt để căn bệnh “nghiện” thành tích, tốc độ tăng trưởng. Chính phủ và cả hệ thống chính trị cần coi trọng hơn hệ thống đánh giá năng lực và thưởng phạt căn cứ vào thành tích chống lạm phát và khôi phục lòng tin.

Trước hết về kinh tế thế giới chưa có chuyển biến gì rõ nét và theo dự báo sẽ có những dấu hiệu xấu hơn. Còn kinh tế trong nước, dù có những chuyển biến nhưng những tác động tiêu cực cũng nhiều hơn khi sắp xếp lại nền kinh tế thì trả giá về tăng trưởng sẽ nhiều hơn.

Nhưng, năm 2012 cũng có những niềm hy vọng mới, triển vọng hơn năm 2011 cũng như xuất hiện nhiều yếu tố có thể hy vọng được, chẳng hạn như: kinh nghiệm chỉ đạo, chống lạm phát, tăng trưởng, quản lý vĩ mô, nhập siêu, bội chi ngân sách... Quản lý tiền tệ, tài chính từ năm 2011 cũng chỉ ra những kinh nghiệm, những nhân tố, cách chỉ đạo mới hơn, sát hơn, khuyết điểm rõ hơn, từ đó có lối đi rõ hơn. Đó là một yếu tố rất quan trọng, tạo tiền đề cho năm 2012. Nếu tập trung chỉ đạo quyết liệt, giảm lạm phát xuống một con số và ổn định vĩ mô vẫn giữ được thì đó là yếu tố rất tích cực. Bên cạnh đó, việc đổi mới cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, giải quyết những “nút thắt” như cơ chế quản lý, nguồn nhân lực… có thể chưa tạo ra đột biến ngay trong năm 2012, nhưng cũng tạo động lực mới, niềm tin mới, tạo những yếu tố tinh thần, tập hợp được lực lượng để thực hiện kế hoạch. Đó là những nhân tố dù khó, nhưng có thể tạo chuyển biến hơn năm 2011.

- Nhưng, thực tế cho thấy, từ cuối năm 2010 và kéo dài sang cả năm 2011, Việt Nam lâm vào tình thế sản xuất đình trệ đi liền với lạm phát cao, một số doanh nghiệp lớn phải đóng cửa?

- Để thoát ra khỏi tình trạng này, cách tốt nhất vẫn là kiềm chế lạm phát. Việc xảy ra khó khăn với một số doanh nghiệp là thực trạng tích tụ từ trước, nay phải giải quyết. Phải kiềm chế được lạm phát, giải quyết nợ công, yếu kém trong điều hành, “mạnh tay” với những tồn tại của doanh nghiệp, đặc biệt là các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước. Đó là cách làm bài bản nhất.

- Một số kịch bản kinh tế Việt Nam năm 2012 đều đề cập yếu tố chấp nhận trả giá để hạ nhanh lạm phát. Theo ông, cái giá đó là gì và sẽ tác động đến đời sống người dân như thế nào?

- Việc đặt ra mục tiêu kiềm chế lạm phát nghĩa là chấp nhận giảm mục tiêu tăng trưởng, đời sống người dân sẽ khó khăn hơn, nhất là bộ phận người làm công ăn lương do phải thắt chặt chính sách tiền tệ, thắt chặt ngân sách. Đó chính là cái giá phải trả. Nhưng theo tôi, để thực hiện mục tiêu giảm lạm phát thì phải chấp nhận trong giai đoạn trước mắt. Nếu đạt tốc độ tăng trưởng cao nhưng lạm phát cũng cao thì cái mất còn lớn hơn nhiều, nhất là người có thu nhập thấp và trung bình vì dù có tăng 7% nhưng túi tiền của người dân vẫn bị mất đi, đó không phải là mục tiêu mong muốn. Trên cơ sở đó, khó có thể thực hiện mục tiêu tăng trưởng 6 - 6,5% như chỉ tiêu Quốc hội đề ra, có thể chỉ đạt 5 - 5,5% cũng phải chấp nhận và chấp nhận được.

- Xin cảm ơn ông!

TS Lê Đăng Doanh: Đầu tư công không là “chiếc bánh” màu mỡ

Kinh tế Việt Nam năm 2011 có một số mặt được cải thiện như nông nghiệp tăng trưởng khá, trong đó một phần do giá; xuất khẩu tăng trưởng cao cũng một phần do giá, nhập khẩu thấp đi một phần do doanh nghiệp không hoạt động, đó không phải là thành tích, đó là điều rất đáng lo ngại.

Để cải thiện tình hình này, trước hết phải tái cơ cấu, phải có cải cách mạnh mẽ, cần thiết từ Chính phủ, từ đầu tư công, chấm dứt việc coi đầu tư công là “miếng bánh” màu mỡ, đầu tư công phải tính trên hiệu quả. Vừa qua, đầu tư công đã bị lạm dụng. Bên cạnh đó là lo lắng đến tình hình hệ thống ngân hàng vì thực trạng những ngày gần đây, lãi suất thị trường liên ngân hàng cao hơn huy động vốn. Đó là điều hết sức lo ngại. Tôi nghĩ rằng 2012 cần làm được 2 tái cơ cấu, trước hết là tái cơ cấu đầu tư công, bộ máy nhà nước và chú ý đến hệ thống ngân hàng. (T.An - H.Vĩ).

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: Đề phòng lạm phát quay lại

Các chuyên gia phân tích và Chính phủ cũng thừa nhận những tháng cuối năm, chỉ số lạm phát tăng chậm lại, nhưng dễ quay trở lại. Do vậy, chống lạm phát phải căn cơ hơn, thực hiện Nghị quyết 11 đồng bộ hơn chứ không chỉ tập trung vào tiền tệ bằng cách cắt giải đầu tư công, chi tiêu công. Giải pháp căn cơ hơn nhiều là tái cấu trúc nền kinh tế mới có kết quả được, nhưng cũng khó trông chờ sự thay đổi mạnh trong năm 2012 mà phải kiên trì trong mấy năm liền. Cơ hội cơ bản cho nền kinh tế Việt Nam trong năm 2012 sẽ đến từ sự thực hiện một cách triệt để những giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát, tái cấu trúc nền kinh tế vì nó có cơ hội cho sự thay đổi, từ cách làm ăn của doanh nghiệp, cách hoạch định các chương trình của nhà nước, không theo bệnh thành tích, giảm lợi ích cục bộ. Đó là cơ hội về lâu dài.

Các kịch bản tăng trưởng của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cho thấy tăng 6,5% sẽ rất khó, khả thi hơn thì vào khoảng 6 - 6,2%, còn kịch bản kém hơn thì tăng trưởng dưới 6%, nhưng kể cả đạt dưới 6% cũng có thể chấp nhận được nếu giảm được chỉ số lạm phát.

Mạnh Đồng (thực hiện)

ĐẤT VIỆT

Các tin tức khác

>   Ông chủ Tập đoàn Sands Sheldon Adelson: Chúng tôi có sẵn vài tỉ USD để đầu tư vào Việt Nam (30/01/2012)

>   Con đường bộ trưởng đã qua và sẽ đến (30/01/2012)

>   “Con dao phải đủ sắc để cắt những cục cưng lỗi thời” (29/01/2012)

>   Năm mới, Phó Thủ tướng nói về “Kiềng ba chân” kinh tế (29/01/2012)

>   Tái cơ cấu: Sáng tạo để tiếp tục đổi mới (28/01/2012)

>   Thu hút đầu tư nhìn từ những dự án tỷ USD (28/01/2012)

>   Doanh nghiệp Tây Ban Nha quan tâm tới Việt Nam (27/01/2012)

>   ‘Kinh tế ổn định sẽ kéo đầu tư nước ngoài trở lại VN’ (27/01/2012)

>   Tái cấu trúc, hãy né tránh quan điểm chở che (26/01/2012)

>   Tái cơ cấu: Con dao mổ sắc bén cho một cuộc đại phẫu (26/01/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật