Thứ Tư, 11/01/2012 17:21

Hãng Fitch thổi một tia hy vọng mới cho Eurozone

Hãng đánh giá tín nhiệm Fitch vừa thổi một tia hy vọng mới cho khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) đang lao đao vì khủng hoảng nợ công vào thời điểm Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) gặp nhau tại Berlin để tìm lối thoát cho tình hình tài chính của Hy Lạp.

Thủ tướng Đức Angela Merkel (trái) có cuộc gặp Tổng Giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) tại Berlin. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Fitch, một trong ba hãng đánh giá tín nhiệm chủ chốt trên thế giới, tuyên bố họ không có ý định làm Pháp, nền kinh tế lớn thứ hai Eurozone, đánh mất ba chữ A hoa quý giá trong năm nay, trừ khi nước này hứng chịu các cú sốc kinh tế lớn.

Tuyên bố này đã xua tan đồn đoán nổi lên trong nhiều tháng qua rằng Pháp có thể không giữ được hạng tín nhiệm vàng AAA, khiến Eurozone càng lâm vào cảnh hỗn loạn.

Động thái của Fitch cũng được coi là tin vui đầu năm đối với Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, người đang cố sức để có thể tái đắc cử nhiệm kỳ hai trong cuộc bầu cử sắp tới.

Tuy nhiên, Fitch vẫn cảnh báo tình hình Italy - nền kinh tế lớn thứ ba Eurozone - đang bên bờ vực vỡ nợ và có nhiều khả năng bị đánh tụt hạng tín nhiệm trong tháng này.

Tiếp tục các hoạt động ngoại giao con thoi trong tuần này để tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng nợ công khu vực, Thủ tướng Merkel đã hội kiến với Tổng giám đốc Lagarde trước khi gặp gỡ Thủ tướng Mario Monti của Italy vào ngày 11/1.

Trong khi đó, tại Hy Lạp các cuộc thương lượng về việc giảm nợ giữa Chính phủ Hy Lạp với các ngân hàng và các chủ nợ tư nhân cũng đang tiến triển khá khả quan. Có nhiều khả năng vào đầu tuần tới các bên sẽ đạt được thỏa thuận giảm 50% nợ trị giá 100 tỷ euro trong núi nợ 350 tỷ euro của Hy Lạp.

Ủy viên kinh tế Liên minh châu Âu, Olli Rehn, phát biểu tại một hội thảo kinh tế tại Nghị viện châu Âu rằng: "Chúng tôi sẽ nhanh chóng hoàn tất các cuộc thương lượng với khu vực tư nhân để giảm nợ cho Hy Lạp."

Trong một đợt thử nghiệm then chốt tâm lý của thị trường, Athens chỉ phải trả lãi suất thấp hơn, nhưng vẫn ở mức cao, để huy động 1,6 tỷ euro cho đợt phát hành kỳ phiếu 6 tháng.

Trái lại, việc Áo lại phải trả lãi suất cao hơn mới bán được trái phiếu kỳ hạn 4 năm trong đợt đấu thầu vừa qua, lại cho thấy giới đầu tư vẫn chưa an lòng về tác động tại nước láng giềng Hungary tới Áo.

Theo các chuyên gia tài chính, là một trong 6 nước Eurozone đang giữ hạng tín nhiệm AAA, Áo cũng có khả năng bị cuốn vào vòng xoáy khủng hoảng. Không chỉ các nước Eurozone đang cần đến các nỗ lực của IMF, mà Hungary cũng đang lâm nguy.

Phát ngôn viên EU cho biết Ủy viên Rehn sẽ đàm phán với các nhà thương lượng Hungary vào ngày 20/1 để thảo luận đề nghị hỗ trợ tài chính và luật ngân hàng trung ương vừa được sửa đổi đang gây tranh cãi của nước này.

Budapest đã tìm kiếm sự trợ giúp từ IMF và EU vào tháng 11/2011 sau khi đồng nội tệ rớt giá mạnh, nhưng các chủ nợ đã rút ngắn thời gian đàm phán về luật cải cách ngân hàng trung ương mà theo họ là chấm dứt sự độc lập của thể chế này./.

Hoàng Hà

Vietnam+

Các tin tức khác

>   BoE có thể giữ nguyên lãi suất thấp kỷ lục 0,5% (11/01/2012)

>   Nội các Thái Lan thông qua hỗ trợ kinh tế sau lũ (11/01/2012)

>   5 quốc gia có khả năng hạ lãi suất trong năm 2012 (11/01/2012)

>   Doanh nghiệp cứu ngân hàng: Vai trò bị đảo ngược (11/01/2012)

>   Ngân hàng Malaysia phát hành một loạt tiền xu mới (11/01/2012)

>   Thụy Sĩ dự báo nền kinh tế suy thoái năm 2012 (11/01/2012)

>   TQ-Mỹ hợp tác thúc đẩy phục hồi kinh tế thế giới (11/01/2012)

>   Kinh tế Indonesia giữa ngã ba đường (11/01/2012)

>   Fed nộp khoản lãi 77 tỷ USD cho Bộ Tài chính Mỹ (11/01/2012)

>   Trung Quốc, “cọc bám” hay “cá gỗ”? (11/01/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật