Thứ Ba, 31/01/2012 23:00

Doanh nghiệp không lo thiếu tôm nguyên liệu

Khác với các năm trước, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm nhận định rằng họ không lo thiếu nguyên liệu trong năm 2012 do đã chủ động hơn về nguồn cung nguyên liệu.

Theo ông Chu Văn An, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần tập đoàn Minh Phú (MPC), công ty có kế hoạch mỗi năm mở rộng diện tích vùng nuôi thêm 200 héc ta trở lên từ diện tích tổng cộng 1.200 héc ta hiện nay tại Kiên Giang, Vũng Tàu và Cà Mau. Minh Phú muốn nâng nguồn cung ứng nguyên liệu lên khoảng 70% so với mức 10% hiện nay.

“Mục tiêu của công ty là hướng đến phát triển bền vững, đó là xây dựng chuỗi chế biến sản xuất khép kín nhằm quản lý tốt hơn các rủi ro về chất lượng", ông An nói.

Theo ông An, việc tổ chức vùng nuôi tốt và mở rộng vùng nuôi còn để đảm bảo chất lượng đầu vào cho sản phẩm xuất đi các thị trường khó tính, vốn đang dấy lên mối quan ngại về tình hình sử dụng kháng sinh cấm trong sản phẩm thủy sản.

Hiện nguồn nguyên liệu tôm sú và tôm thẻ chân trắng của công ty ước khoảng 12.800 tấn đến 13.000 tấn/năm, đáp ứng được 10% số lượng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến của Minh Phú hoạt động. Phần còn lại được mua từ các đại lý bên ngoài.

Ông An đánh giá, nguồn nguyên liệu sẽ không thiếu do trong năm 2011, giá tôm xuất khẩu cao đã thu hút nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư vào sản xuất tôm giống và thả nuôi tôm nguyên liệu.

Công ty cổ phần giống thủy sản Hùng Vương Bến Tre, do Công ty cổ phần Hùng Vương (HVG) và Công ty Xuất nhập khẩu Lâm thủy sản Bến Tre (FBT) thành lập vào năm 2011, cũng có kế hoạch sẽ cung ứng ra thị trường khoảng 10 tỉ con tôm giống sạch bệnh.

Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), nguồn nguyên liệu tôm trong nước sẽ ổn định trong năm 2012 nhờ nhiều doanh nghiệp và cơ sở thả nuôi tôm thẻ chân trắng và rút kinh nghiệm từ dịch bệnh trên tôm sú trong năm 2011.

Ngoài việc sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước, hiện các doanh nghiệp còn nhập khẩu nguyên liệu dạng thô từ các nước như Ấn Độ, Indonesia về phục vụ chế biến xuất khẩu.

Về xuất khẩu, các thị trường lớn như Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc trong năm 2012 vẫn được kỳ vọng sẽ tiếp tục nhập nhiều sản phẩm tôm của Việt Nam.

Còn sức mua tại thị trường EU (chiếm khoảng 18% tổng giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam năm 2011) được dự báo sẽ chịu ảnh hưởng của tình hình kinh tế bất ổn, khó có thể hồi phục trong thời gian ngắn.

Trong năm 2011, tổng giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt khoảng 2,39 tỉ đô la Mỹ, tăng khoảng 14% so với cùng kỳ. Riêng xuất khẩu tôm sú đạt trên 1,43 tỉ đô la Mỹ.

Thái Hằng

tbktsg

Các tin tức khác

>   ALT: Chốt quyền nhận cổ tức 6% bằng tiền và dự ĐHĐCĐ (30/01/2012)

>   CEO Phát Đạt hướng tới top 3 nhà giàu chứng khoán (27/01/2012)

>   Doanh nghiệp đã sẵn sàng đi tiếp trong khó khăn (27/01/2012)

>   “Siêu tổng công ty” tính chuyện đầu tư… (26/01/2012)

>   Tổng giám đốc Berjaya VN: 'CEO như tôi cô đơn lắm' (24/01/2012)

>   Gặp gỡ doanh nhân tuổi Thìn (24/01/2012)

>   NSC: 07/02 chốt quyền dự ĐHĐCĐ thường niên 2012 (19/01/2012)

>   EVE: 02/02 chốt quyền lấy ý kiến bằng văn bản và dự ĐHĐCĐ thường niên (19/01/2012)

>   FDC: 02/02 chốt quyền dự ĐHĐCĐ thường niên năm 2012 (19/01/2012)

>   Masan làm gì với Vinacafe? (18/01/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật