Thứ Ba, 17/01/2012 10:02

Công nghiệp tăng chậm lại

Công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất trong kinh tế thực, việc tăng, giảm của nó rất quan trọng, bởi công nghiệp là động lực, đầu tàu của kinh tế thực và kinh tế chung.

Báo cáo 2011 của Tổng cuc Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy:

Do tốc độ tăng của giá trị sản xuất công nghiệp so với cùng kỳ của tháng 12 cao hơn, nhưng tính chung cả năm lại có xu hướng chậm lại (6 tháng tăng 9,7%, 9 tháng tăng 7,8%, cả năm tăng 6,8%). Tốc độ tăng GDP do nhóm ngành công nghiệp - xây dựng tạo ra trong năm nay có một số điểm đáng lưu ý.

(1) Tăng thấp hơn tốc độ tăng chung (5,53% so với 5,89%), trong khi 2 năm trước đó là năm 2009 (5,52% so với 5,32%) và năm 2010 (7,70 so với 6,78%).

(2) Tăng trưởng GDP do nhóm ngành công nghiệp - xây dựng của năm nay tới 2,17 điểm phần trăm, trong khi tăng trưởng chung chỉ giảm 0,89 điểm phần trăm, của nhóm ngành dịch vụ giảm 0,53 điểm phần trăm, còn của nhóm ngành nông, lâm nghiệp - thủy sản lại tăng 1,22 điểm phần trăm. Chính sự tăng chậm lại của GDP do nhóm ngành công nghiệp - xây dựng tạo ra nhiều hơn, nên chênh lệch số điểm phần trăm giảm của tổng GDP của cả nước so với cùng kỳ năm trước lớn dần lên qua các quý (quý I giảm 0,27 điểm phần trăm, quý II giảm 0,76 điểm phần trăm, quý III giảm 1,11 điểm phần trăm, quý IV giảm 1,24 điểm phần trăm).

Việc tăng chậm lại của sản xuất công nghiệp trong năm 2011 được các chuyên gia lý giải bằng nhiều nguyên nhân.

Thứ nhất, do ở đầu vào, lãi suất vay ngân hàng tuy đã được giảm nhẹ so với cách đây vài tháng, nhưng vẫn còn rất cao so với khả năng sinh lời của sản xuất kinh doanh. Lãi suất ngân hàng cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu phổ biến ở mức 17- 19%/năm; cho vay sản xuất- kinh doanh khác phổ biến ở mức 17- 21%/năm, lãi suất cho vay lĩnh vực phi sản xuất 22- 25%/năm; CPI  tháng 10, tháng 11 và tháng 12 tăng thấp, nhưng lãi suất cho vay vẫn lừng khừng; khả năng giảm tiếp hoặc mở rộng đối tượng được giảm gặp trở ngại lớn, khi thanh khoản hệ thống trở nên nóng với sự leo thang của lãi suất trên thị trường liên ngân hàng.

Thứ hai, tỷ giá VND/USD cả năm cơ bản ổn định (tháng 12/2011 so với tháng 12/2010 tăng 2,24%), nhưng bình quân năm 2011 so với 2010 vẫn tăng 8,47%, làm chi phí nguyên nhiên vật liệu nhập khẩu tính bằng VND tăng lên.

Thứ ba, tồn kho 1/12/2011 so với 1/12/2010 của công nghiệp chế biến tăng khá cao, lên đến 23%, cao hơn các thời điểm trước.

Nhu cầu tiêu dùng, nhất là hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán sẽ tăng lên. Cần tranh thủ cơ hội này để tăng trưởng sản xuất cao hơn. Các ngân hàng thương mại cần ưu tiên cấp vốn và lãi suất đối với sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ để vừa giảm nhập siêu, vừa tăng trưởng sản xuất công nghiệp.

đầu tư

Các tin tức khác

>   DN Việt kiều thấy nhiều cơ hội đầu tư vào du lịch Việt Nam (17/01/2012)

>   Bảo đảm chất lượng xăng dầu: Rất gian nan (17/01/2012)

>   UIP có nhà máy thứ hai tại Việt Nam (16/01/2012)

>   Da giày dần lấy lại thị trường nội địa (16/01/2012)

>   2012, PVN đặt kế hoạch doanh thu 660 ngàn tỷ đồng (16/01/2012)

>   Sản lượng vận tải biển vẫn tăng (16/01/2012)

>   Vinalines có lãi trở lại sau khi lỗ 660 tỷ đồng (16/01/2012)

>   Số vụ cạnh tranh không lành mạnh tăng 25% (16/01/2012)

>   Nhiều bất cập trong quản lý dược (16/01/2012)

>   Chuyện con tôm: Áp lực từ một thông tư (16/01/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật