Top 5 thương vụ mua, bán ngân hàng lớn nhất thế giới
Trên thế giới, những năm qua đã chứng kiến không ít thương vụ mua, bán, sáp nhập ngân hàng.
1. Ngân hàng Barclays mua lại ABN AMRO
Hồi tháng 4/2007, Barclays đã công bố thoả thuận mua lại ABN AMRO trong một thương vụ trị giá 91 tỷ USD. Ngân hàng mới có trụ sở ở Amsterdam (Hà Lan) và phục vụ hơn 47 triệu khách hàng vào thời điểm đó. Vụ sáp nhập được kỳ vòng giúp ngân hàng mới tăng trưởng lợi nhuận gấp đôi GDP hiện thời của thế giới lúc đó.
ABN AMRO là ngân hàng được thành lập từ năm 1824, là một trong những ngân hàng lớn nhất châu Âu vào thời điểm trước khi sáp nhập. Trước đây, ngân hàng này được hình thành nhờ sáp nhập giữa ngân hàng Algemne Bank Nederland (ABN) và Amsterdamsche-Rotterdamsche Bank (AMRO).
Kết quả của năm tài chính 2006 đã làm dấy lên mối quan ngại về tương lai của ngân hàng. Hiệu suất đã giảm sút đến mức 69.9%. Tỉ lệ tăng các khoản nợ khó đòi hàng năm là 192%. Lợi nhuận ròng chỉ được đẩy lên khi liên tục bán tài sản.
2. Bank of America mua lại Merrill Lynch
Trong cơn khủng hoảng kinh tế toàn cầu hồi năm 2008, sau khi ngân hàng Lehman Brothers thông báo sẽ làm thủ tục phá sản thì, Bank of Amrerica thông báo mua lại Merrill Lynch trong thương vụ trị giá 50 tỷ USD. Theo đó, Bank of America chi 29 USD cho mỗi cổ phiếu của Merrill.
Một lãnh đạo Bank Of America phát biểu vào thời điểm đó, đây là cơ hội cho các cổ đông vì Bank of America đã mua được một trong những công ty tư vấn – quản lý tài sản và thị trường vốn lớn nhất Hoa Kỳ. Thông tin sáp nhập này cũng sẽ khiến giá cổ phiếu của hai hãng tăng lên.
Trước khi được mua lại, hồi tháng 10/2008, ngân hàng Merrill Lynch thông báo lỗ quý thứ 5 liên tiếp lên đến 13,5 tỷ USD. Mức cổ tức phải trả trước đó cho cổ phiếu ưu đãi đã được mở rộng mức lỗ lên thành 7,47 tỷ USD, tức khoảng 5,58 USD/cổ phiếu, ngoài ra doanh thu cũng sụt giảm.
3. Ngân hàng MUFG vượt mặt Citigroup hồi năm 2006
Sáp nhập được hình thành sau khi Mitsubishi Tokyo mua lại UFJ. Tới ngày 4/1/2006, Ngân hàng Tokyo – Mitsubishi UFJ đã được ra mắt. Đây là một trương 3 ngân hàng lớn nhất tại Nhật.
Sự sáp nhập này đã giúp MUFG vượt Citibank của Mỹ vào thời điểm đó, để trở thành ngân hàng có giá trị tài sản lớn nhất thé giới 1,64 nghìn tỷ USD. Năm 2003, UFJ đã bị thua lỗ khoảng 3,7 tỷ USD và dường như ngân hàng lớn thứ 4 Nhật Bản này không có khả năng đáp ứng được mục tiêu theo yêu cầu của chính phủ là giảm một nửa số cho vay xấu 34,5 tỷ USD vào tháng 3/2005.
4. JP Morgan Chase mua BankOne
Ngân hàng JP Morgan Chase của Mỹ hồi tháng 1/2004 đã đồng ý mua lại ngân hàng BankOne trong một thương vụ trị giá 58 tỷ USD. Theo đó, mỗi cổ phiếu của BankOne sẽ được đổi sang bằng 1,32 cổ phiếu của JPMorgan Chase. Với việc mua lại này giúp mở rộng địa bàn hoạt động của JP Morgan sang cả vùng Tây và Tây Nam nước Mỹ, thay vì chỉ vùng Đông Bắc như trước đây.
Nó cũng sẽ giúp giảm sự lệ thuộc của J.P Morgan vào việc cho vay đầu tư và kinh doanh vốn. J.P. Morgan Chase được thành lập hồi năm 2001, trên cơ sở sáp nhập hai ngân hàng Chase Manhattan và J.P Morgan.
Vào thời điểm diễn ra thương vụ mua lại BankOne, JP Morgan Chase có tổng sản trị giá 793 tỷ USD (chỉ kém Citigroup) và hoạt động tại 50 nước. Còn Bank One, trụ sở tại Chicago, có tổng tài sản 290 tỷ USD. Sau khi thông tin về thương vụ được đưa ra, cổ phiếu JP Morgan đã giảm 4,64%, còn cổ phiếu Bank One tăng giá tới 10,13%.
5. Bank of America mua lại FleetBoston Financial
Hai ngân hàng Bank of America và FleetBoston Financial tuyên bố sáp nhập để trở thành một “đại gia” trong lĩnh vực ngân hàng tiêu thụ trải rộng khắp nước Mỹ.
Ngân hàng FleetBoston, được hình thành sau cuộc sáp nhập giữa Fleet Financial và BankBoston vào năm 1999, vào thời điểm diễn ra sự kiện trên, nhiều người không bất ngờ về quyết định sáp nhập do FeetBoston Financial bị thua lỗ.
Ngân hàng Bank of America bỏ ra khoảng 48 tỷ USD để mua lại FleetBoston Financial.
Anh Minh
vtc
|