Thứ Ba, 06/12/2011 06:58

BRICS: Thế lực mới chi phối kinh tế toàn cầu

Những nền kinh tế công nghiệp phát triển hiện đang mất dần ảnh hưởng. Trong khi, các nước BRICS đang phát triển ngày một nhanh chóng và đang đóng góp đáng kể vào kinh tế toàn cầu.

Thời kỳ vàng son của nhóm nước mới nổi có tên viết tắt tiếng Anh là BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) đang ở phía trước, bài viết của giáo sư Yue Fubin đăng trên BBC News cho hay.

Yue Fubin hiện là giáo sư Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc kiêm Giám đốc Học viện Nghiên cứu kinh tế Than Trung Quốc, Đại học Tài chính và Kinh tế Trung Quốc. Mời bạn đọc tham khảo góc nhìn này.

Kể từ khi xuất hiện khái niệm BRIC (Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc) đến nay đã được 10 năm, quãng thời gian rất ngắn so với tiến hình phát triển của nhân loại. Song, trong thời gian đó, nền kinh tế và chính trị thế giới đã trải qua không ít thăng trầm.

Những nền kinh tế công nghiệp phát triển hiện đang vấp phải những trở ngại bởi khủng hoảng và đang mất dần ánh hào quang. Trong khi, các nước BRIC đang phát triển ngày một mau hơn và đang đóng góp đáng kể vào giá trị kinh tế toàn cầu.

Và theo giáo sư Yue Fubin, khi một trật tự thế giới mới hình thành, các nước BRIC sẽ trở thành một lực lượng mới nổi mà thế giới phải quan tâm tới.

Ví như một hạm đội đang lướt sóng

Kể từ khi bắt đầu thế kỷ 21, những vụ xung đột tiềm tàng sôi sục nhiều năm đã trở nên rõ ràng hơn và những cuộc khủng hoảng có thể tác động xấu tới nền kinh tế, chính trị quốc tế ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Cho dù một cuộc chiến toàn cầu không bùng nổ, nhưng những cuộc xung đột quân sự có tính khu vực chưa bao giờ ngơi nghỉ. Sau cơn bão tài chính châu Á, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã nổ ra bắt nguồn từ cuộc đổ vỡ tín dụng tại Mỹ.

Trong khi mọi người đang hy vọng cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu này sẽ đi tới hồi kết, thì bất ngờ cuộc khủng hoảng nợ công lại bắt đầu khởi phát từ châu Âu và đang ngày một lan rộng ra nhiều nơi.

Và trong bối cảnh thế giới đang phải giải quyết những khó khăn kinh tế chính trị như vậy, các nền kinh tế mới nổi như Brazil, Ấn Độ, Nga và Trung Quốc, với tài nguyên, dân số và lợi thế thị trường của họ, đã nắm bắt thời cơ, tăng cường vị thế quốc gia.

4 quốc gia BRIC có thể xem như một đội tàu chiến đang lướt sóng băng qua các châu lục. Bằng sự tham dự mới đây của Nam Phi vào nhóm này (trở thành BRICS), khối các nền kinh tế mới nổi đang ngày càng mở rộng hơn phạm vi ảnh hưởng của họ.

Tất cả các quốc gia BRICS đều đang có những bước tiến mạnh. GDP hàng năm của Ấn Độ là hơn 6,5%. Nga đang thức tỉnh. GDP của Brazil hiện đứng đầu Nam Mỹ. Và sau khi Nam Phi gia nhập, thì BRICS ngày càng hiện diện nhiều hơn trên toàn cầu.

Các nước BRICS hiện "sở hữu" 42% dân số toàn cầu và 30% lãnh thổ thế giới. Dự kiến tới năm 2015, GDP của khối này sẽ đóng góp tới 22% tổng giá trị GDP toàn cầu. Với sự phát triển kinh tế như vậy, BRICS sẽ đóng một vai trò lớn hơn trên trường quốc tế.

Và vai trò của Trung Quốc

Giáo sư Yue Fubin cho rằng, Trung Quốc cần tăng cường hợp tác với nhóm BRICS nhiều hơn, cũng như nhóm này cần có sự tham gia nhiều hơn từ phía Trung Quốc.

Chính sách cải cách mà Trung Quốc đã theo đuổi trong suốt 30 năm qua đã mang lại những thay đổi rất lớn cho đất nước này. Diện mạo của Trung Quốc trong thế kỷ 21 hoàn toàn khác với 30 năm trước đây.

Và đặc biệt là trong vòng 10 năm vừa qua, Trung Quốc đã đạt được những thành tựu to lớn, mà các quốc gia công nghiệp phát triển đã phải mất vài thập niên hoặc thậm chí là nhiều thế kỷ mới giành được.

GDP của Trung Quốc đã tăng từ dưới 10.000 tỷ Nhân dân tệ lên gần 40.000 tỷ Nhân dân tệ, đưa kinh tế nước này lên "ngôi" á quân toàn cầu. Ngoại thương của Trung Quốc tăng từ dưới 500 tỷ USD lên gần 3.000 tỷ USD và cũng đứng thứ hai thế giới.

Hơn nữa, Trung Quốc đã chuyển mình từ một quốc gia phải nhập khẩu vốn, công nghệ và bí quyết sản xuất từ nước ngoài thành một quốc gia xuất khẩu vốn, sản xuất chế tạo ra thế giới, ngày càng có ảnh hưởng lớn hơn trên trường quốc tế.

Tuy nhiên, Trung Quốc cũng đang phải đối mặt với những khó khăn trong quá trình phát triển. Việc Nhân dân tệ tăng giá quá nhanh đang gây bất lợi cho xuất khẩu, trong khi Trung Quốc phải dựa quá nhiều vào dầu thô nhập khẩu, còn dân số thì quá đông.

Thêm vào đó, một vấn đề có tính cấu trúc là khó tìm kiếm đúng người cho đúng việc và sức ép thất nghiệp gay gắt. Giá nhà cao ngất ngưởng cùng với lạm phát leo thang, thị trường chứng khoán bất ổn. Những thách thức môi trường cũng nghiêm trọng.

Tuy nhiên, giáo sư Yue Fubin tin rằng, Trung Quốc có thể giải quyết được những vấn đề này, bởi họ có những lợi thế đặc biệt, như nguồn nhân lực dồi dào với chất lượng ngày càng tăng, có nhiều tài nguyên quý như đất hiếm và thị trường nội địa khổng lồ.

Sức ảnh hưởng của Trung Quốc trên trường quốc tế đang được tăng cường, và vai trò của quốc gia này trong khối BRICS đang ngày càng được mở rộng.

Thanh Vân (theo BBC)

Diễn đàn kinh tế Việt Nam

Các tin tức khác

>   S&P cảnh báo hạ bậc tín nhiệm 15 quốc gia Eurozone (06/12/2011)

>   Mỹ tái cam kết hỗ trợ Hy Lạp trong khủng hoảng nợ (05/12/2011)

>   Ireland công bố kế hoạch ngân sách khắc khổ mới (05/12/2011)

>   Đông Nam Á làm tốt vai trò cân bằng châu Âu và Mỹ (05/12/2011)

>   Biện pháp "khắc khổ" có giúp Italy thoát suy thoái? (05/12/2011)

>   Goldman Sachs: 7 rủi ro lớn đối với tăng trưởng kinh tế thế giới 2012 (05/12/2011)

>   BoE sẽ chưa vội tung thêm tiền mua lại tài sản (05/12/2011)

>   Một tuần để cứu đồng euro (05/12/2011)

>   5 nền kinh tế lớn sẽ tăng tốc trong năm 2012 (05/12/2011)

>   Lũ lụt tác động đến kinh tế Thái Lan ít nhất 6 tháng (04/12/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật