Goldman Sachs: 7 rủi ro lớn đối với tăng trưởng kinh tế thế giới 2012
(Vietstock) – “Trong năm 2011, các rủi ro đã trở thành hiện thực dưới dạng thảm họa thiên nhiên, bất ổn chính trị tại Trung Đông, cán cân tín dụng châu Âu và chính sách của Mỹ. Những rủi ro này sẽ tiếp tục tồn tại trong năm 2012”.
* 9 dự báo kinh tế thế giới 2012-2013 của Goldman Sachs
* 5 nền kinh tế lớn sẽ tăng tốc trong năm 2012
Các nhà kinh tế trưởng của Goldman Sachs vừa công bố các dự báo cho năm 2012. Đồng thời, các chuyên gia còn nêu ra 7 yếu tố có thể làm chệch hướng phục hồi của nền kinh tế thế giới trong năm 2012.
Chiến lược gia trưởng của Goldman Sachs, David Kostin, và một chuyên gia khác thuộc đơn vị đầu tư của ngân hàng này cũng đã công bố các chiến lược đầu tư năm 2012 cho các khách hàng của mình.
Bên cạnh các dự báo, ông David Kostin cho rằng đà tăng trưởng khiêm tốn của S&P 500 vẫn có thể bị tác động bởi một hoặc hai sự kiện quan trọng.
Ông nói: “Bất chấp dự báo khá dè dặt của chúng tôi về lợi nhuận và tỷ suất sinh lời của S&P 500, rủi ro sụt giá là rất cao”.
Ông cho biết thêm: “Trong năm 2011, các rủi ro đã trở thành hiện thực dưới dạng thảm họa thiên nhiên, bất ổn chính trị tại Trung Đông, cán cân tín dụng châu Âu và chính sách của Mỹ. Những rủi ro này sẽ tiếp tục tồn tại trong năm 2012”.
1. Khủng hoảng nợ châu Âu
Cuộc khủng hoảng nợ kéo dài trên khắp Đại Tây Dương đã tác động nghiêm trọng đến niềm tin của nhà đầu tư. Tốc độ giải quyết chậm chạp và khả năng đồng EUR có thể sụp đổ đồng nghĩa với việc tình hình tại khu vực này sẽ tiếp tục tác động xấu đến tâm lý thị trường. Nếu các nhà lãnh đạo không để nhất trí về việc hội nhập tài chính hoặc một phương án khác nhằm giúp các quốc gia PIIGS (Bồ Đào Nha, Ý, Ireland, Hy Lạp và Tây Ban Nha) tránh được nguy cơ vỡ nợ, tình hình kinh tế sẽ tiếp tục sa sút nghiêm trọng.
2. Cuộc bầu cử tại Mỹ
Goldman Sachs cho rằng cuộc bầu cử tại Mỹ cuối cùng sẽ không tác động mạnh đến các thị trường. Tuy nhiên, những bất ổn vào đầu năm 2012 có thể khiến nhà đầu tư lo sợ, đặc biệt là khi các cuộc thảo luận và kế hoạch về một số vấn đề như chi tiêu liên bang, chăm sóc sức khỏe, cải cách thuế và tài chính được đề xuất và bàn bạc. Cho tới nay, nhà đầu tư đã chiết xấu xong đề xuất tương đối mạnh tay là cải cách Bộ luật thuế.
3. Mỹ bị hạ bậc tín nhiệm
Một điều khá bất ngờ là các cơ quan xếp hạng tín nhiệm đã giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm Mỹ sau thất bại của ủy ban đặc biệt trong việc tìm ra các biện pháp cắt giảm 1.2 ngàn tỷ USD thâm hụt ngân sách. Nếu Mỹ bị cơ quan xếp hạng tín nhiệm thứ hai hạ bậc sau động thái hồi tháng 8 của Standard & Poor's (S&P), chi phí vay mượn của Chính phủ liên bang sẽ tăng vọt và tác động đến khả năng vay mượn của nước này. Fitch vừa đưa xếp hạng tín nhiệm của Mỹ vào diện theo dõi hạ bậc, dấu hiệu cho thấy tổ chức này có thể hạ tín nhiệm của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
4. Sử dụng đòn bẩy nhiều hơn
Kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu, tỷ lệ đòn bẩy trong danh mục đầu tư của các tổ chức tài chính Mỹ là hơn 30%. Vì ban lãnh đạo ngân hàng đang xem xét các biện pháp cắt giảm đòn bẩy nhằm đề phòng sự gia tăng của các quy định, sự giảm tốc của nền kinh tế, đà sụt giảm của giá nhà ở, các khoản giảm trừ tại châu Âu, tình trạng mất thanh khoản hoặc thắt chặt tín dụng, cả đà tăng trưởng và hoạt động định giá sẽ gánh chịu tác động cực kỳ tiêu cực.
5. Sự yếu kém của thị trường nhà ở Mỹ
Sự trì trệ trên thị trường nhà ở Mỹ, vốn là nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007 và 2008, sẽ tiếp tục tác động xấu đến tâm lý nhà đầu tư. Các thị trường dự báo rằng hoạt động tịch biên nhà ở sẽ tiếp tục gia tăng khi các ngân hàng bắt đầu xử lý hồ sơ sau thời gian trì hoãn. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ thất nghiệp bắt đầu gia tăng và những người nắm giữ tài sản thế chấp bắt đầu vỡ nợ, bức tranh có thể tồi tệ hơn.
6. Đà tăng mạnh của giá dầu
Các nhà kinh tế tại Goldman Sachs dự báo rằng giá dầu thế giới sẽ tiếp tục xu hướng tăng nhờ nhu cầu ngày càng cao tại các thị trường đang phát triển, mức dự trữ thấp tại các quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và nguồn cung giới hạn do sự căng thẳng của các nhà sản xuất. Tuy nhiên, đà tăng mạnh của giá dầu có thể kìm hãm đà tăng trưởng kinh tế thế giới, tương tự như kịch bản từng xảy ra trước đây khi đà phục hồi bắt đầu tháng 8/2010 bị cản trở bởi sự biến động của giá dầu vào tháng 2/2011.
7. Suy thoái toàn cầu
Các quốc gia phát triển yếu kém đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc đạt được mức tăng trưởng GDP cao. Thay vào đó, nền kinh tế toàn đã được thúc đẩy bởi sự phát triển của các thị trường như Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil. Goldman Sachs cho rằng sự suy giảm của các nền kinh tế này, đặc biệt là với đà tăng trưởng ảm đạm tại Mỹ và châu Âu, sẽ khiến nhà đầu tư chiết khấu khả năng xảy ra suy thoái vào thị trường chứng khoán, qua đó tác động xấu đến tỷ suất lợi nhuận.
Phạm Thị Phước (Theo Business Insider)
|