Thứ Sáu, 30/12/2011 16:28

Cục trưởng cục Đầu tư nước ngoài:

Sẽ cương quyết rút phép các doanh nghiệp FDI bỏ trốn

Bộ Kế hoạch và đầu tư đã có văn bản gửi các địa phương, ban quản lý để tổng hợp về tình hình một số doanh nghiệp FDI vay vốn trong nước mà không triển khai, bỏ trốn. Từ đó sẽ cương quyết rút phép với các doanh nghiệp có vi phạm nghiêm trọng, cục trưởng cục Đầu tư nước ngoài Đỗ Nhất Hoàng trao đổi với báo giới sáng 30.12 tại Hà Nội.

Qua khảo sát của cục, thực tế có một số địa phương đã rút phép với dự án có vi phạm rồi, ông Hoàng nói. Còn với các doanh nghiệp FDI có khó khăn thực sự, do công ty mẹ ở nước ngoài phải điều chỉnh kế hoạch do kinh tế thế giới khủng hoảng, bộ sẽ xem xét hỗ trợ.

Trước câu hỏi về vấn đề nóng thời gian qua là hiện tượng chuyển giá ở các doanh nghiệp FDI thời gian qua, cục trưởng Hoàng cho biết, việc kết luận chính xác việc này không dễ, bởi Việt Nam chưa có bộ dữ liệu đầy đủ, nguồn nhân lực đủ trình độ.

Nhắc nhở báo chí đừng quá sốt ruột về "vấn đề tế nhị" này, ông Hoàng nói, “Chúng tôi cũng rất muốn nêu đích xác vài trường hợp doanh nghiệp FDI có hành vi chuyển giá, để làm tấm gương có tính răn đe. Tuy nhiên, kết luận phải có tính thuyết phục chứ không thì sẽ ảnh hưởng môi trường đầu tư của Việt Nam vì doanh nghiệp sẽ có phản ứng”.

Trong khi chờ đợi xây dựng được bộ dữ liệu đầy đủ nói trên, ông Hoàng nhấn mạnh, các cơ quan thuế ở các địa phương phải kiểm tra chặt chẽ hơn việc kê khai thu chi của các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý ngoại hối cũng phải tăng cường kiểm soát các dòng tiền. Các cơ quan liên quan phải phối hợp chặt chẽ để xem các hoạt động này có đúng pháp luật không, trên cơ sở đó mới bóc tách ra.

Trước mắt, bộ Kế hoạch và đầu tư, bộ Tài chính đã tổ chức các đoàn đi kiểm tra, khảo sát các doanh nghiệp FDI ở 3 miền, từ đó làm cơ sở xây dựng đề án chống chuyển giá. Hai bộ cũng đã đề xuất Chính phủ hỗ trợ đào tạo để có nguồn nhân lực đủ trình độ để triển khai.

Mục tiêu thu hút vốn FDI trong năm 2012 là khoảng 15 – 16 tỉ USD, trong đó giải ngân khoảng 10 – 11 tỉ USD. Tính đến ngày 15.12, vốn đăng ký mới và tăng thêm tại Việt Nam đạt 14,7 tỉ USD, bằng 74 so với 2010. Đáng chú ý, vốn đăng ký của năm 2011 này tập trung đến hơn 76% vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, cao hơn hẳn so với hơn 54% năm ngoái.Đầu tư vào kinh doanh bất động sản chiếm 5,8% tổng vốn đăng ký, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ năm 2010 là 34,3%.

Vốn thực hiện FDI trong năm 2011 ước đạt 11 tỉ USD, bằng mức thực hiện của 2010.

Việt Anh

SÀI GÒN TIẾP THỊ

Các tin tức khác

>   Vốn FDI vào Việt Nam 2011: Ai bảo thấp không hay? (30/12/2011)

>   Tái cấu trúc “chính sách” (30/12/2011)

>   Những chính sách kinh tế tranh cãi nhất 2011 (30/12/2011)

>   Năm 2011: Bộc lộ nhiều bất cập (29/12/2011)

>   Được và mất từ tăng trưởng và lạm phát 2011 (29/12/2011)

>   5 câu hỏi cho kinh tế Việt Nam 2012 (29/12/2011)

>   Tăng trưởng GDP năm 2011 đạt 5,89% (29/12/2011)

>   Kinh tế 2011 và dấu ấn chuyên gia: Chưa bao giờ như năm nay (29/12/2011)

>   Chất lượng công trình nhà thầu Trung Quốc chưa cao (29/12/2011)

>   NĐT Dự án Khu đô thị Xuân Phương: Tiến thoái lưỡng nan (29/12/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật