Thứ Hai, 26/12/2011 14:23

Nhà đầu tư còn thận trọng với cổ phiếu

(Vietstock) – Do tâm lý chán nản về đà phục hồi của thị trường chứng khoán, nhà đầu tư tiếp tục đổ tiền vào các quỹ trái phiếu, một xu hướng bắt đầu kể từ sự bùng nổ của cuộc khủng hoảng tài chính 2008 và chưa có dấu hiệu đảo chiều.

Lợi suất trái phiếu kho bạc đang đứng gần các mức thấp nhất kể từ thập kỷ 1940. Điều này đã làm dấy lên câu hỏi rằng liệu giới đầu tư có thể ưu ái tài sản với mức sinh lời khiêm tốn này trong bao lâu, đặc biệt là khi nhiều công ty blue-chip trả cổ tức cao hơn so với lợi suất trái phiếu của chính doanh nghiệp này.

Sự chênh lệch giữa mức sinh lời của cổ phiếu và trái phiếu có thể là yếu tố tác động mạnh đến các thị trường trong năm 2012.

Nếu dòng vốn đầu tư khổng lồ chảy vào các thị trường trái phiếu suốt 3 năm qua đảo chiều, cổ phiếu sẽ là tài sản hưởng lợi nhiều nhất.

Chắc chắn nhiều nhà đầu tư sẽ không còn tâm trí nào để để ứng phó với các cú sốc tương tự những gì thị trường cổ phiếu đã hứng chịu trong năm 2011. Cuộc khủng hoảng nợ chưa có hồi kết tại Eurozone và các số liệu kinh tế trái chiều vào năm tới đồng nghĩa với việc bảo toàn đồng vốn thông qua nắm giữ trái phiếu sẽ tiếp tục diễn ra.

“Lợi suất trái phiếu kho bạc thấp là một dấu hiệu của sự sợ hãi và không tốt cho cổ phiếu”, nhận định của ông Thomas Forester, Giám đốc đầu tư của Forester Capital Management.

Một số yếu tố khác có thể tác động đến triển vọng đầu tư và tâm lý thị trường bao gồm khả năng áp dụng gói nới lỏng định lượng thứ 3 (QE3) của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và cuộc bầu cử tổng thống.

Trong thời điểm hiện nay, do tác động của nhiều yếu tố nên trái phiếu đã trở thành tài sản chủ chốt trong rất nhiều danh mục đầu tư.

Ông Jeffrey Gundlach, Chủ tịch của DoubleLine Capital cho rằng: “Nhà đầu tư quản lý rủi ro bằng cách nắm giữ tiền mặt và một số tài sản khác để bù đắp cho các vị thế rủi ro và tôi cho rằng tài sản có thể làm được điều này tốt nhất là trái phiếu Chính phủ dài hạn”. Theo ông, tình hình tại châu Âu có thể lên đến giai đoạn cao trào trong năm tới.

Các nhà đầu tư khác thận trọng rằng tình hình hiện nay có lẽ khá tiêu cực đối với chứng khoán Mỹ. Được biết trong năm 2011, thị trường chứng khoán Mỹ tăng trưởng tốt hơn so với châu Âu và các nước mới nổi.

Lợi nhuận của các công ty Mỹ sắp đạt kỷ lục 97 USD/cp trong năm nay và khoảng 106 USD/cp trong vòng 12 tháng tới. Kết quả khả quan này đạt được trong bối cảnh các số liệu kinh tế gần đây của Mỹ cho thấy nền kinh tế đang tăng trưởng khiêm tốn.

“Dòng vốn đầu tư mạnh phản ánh niềm tin của thị trường và nhà đầu tư muốn có thêm nhiều chứng cứ cho thấy kinh tế Mỹ đã cách ly khá tốt đối với các vấn đề tại châu Âu. Và các số liệu gần đây đã nói lên được điều này”, nhận định của ông Jack Ablin, chiến lược gia trưởng của Harris Private Bank.

Ông nói: “Nếu lợi nhuận tiếp tục giữ vững quanh mức 100 USD/cp trong năm tới thì S&P 500 có thể dao động trong khoảng 1,450-1,500 điểm.”

Với việc S&P 500 đang dao động quanh mức 1,250 điểm, chắc chắn thấp hơn so với kỳ vọng nhưng sự vắng bóng người mua có thể do lợi suất trái phiếu kho bạc thấp. Đây là dấu hiệu cho thấy mức độ xa lánh các tài sản rủi ro đang rất cao.

Bên cạnh đó là quá trình phục hồi chậm chạp từ sự bùng nổ của bong bóng nợ và kinh nghiệm của Nhật Bản cho thấy lợi suất có thể đứng ở mức thấp trong một thời gian dài.

Một điều cần chú ý nữa là S&P không còn cao hơn so với thời điểm cuối năm 1998 và trong vòng một thập kỷ qua, trái phiếu đã trở thành một kênh đầu tư tốt hơn rất nhiều.

Ông Jonathan Golub, chiến lược gia cổ phiếu tại Mỹ của UBS, cho rằng trong thập kỷ qua, lợi nhuận từ cổ phiếu bằng với trái phiếu có thể là chất xúc tác khiến nhà đầu tư mua vào cổ phiếu. Tuy nhiên trong thời điểm hiện nay, chỉ điều này thôi không đủ và theo ông phải mất nhiều năm để thay đổi thái độ này.

Nhiều chiến lược gia tin tưởng rằng lợi suất trái phiếu ít thay đổi do nhu cầu theo cơ cấu đối với các loại giấy tờ của Chính phủ. Chẳng hạn như các ngân hàng sẽ tiếp tục mua vào trái phiếu do một số quy định vốn nghiêm ngặt hơn và không có đủ các khoản nợ thế chấp để thay thế.

“Chúng ta vẫn còn ở trong chu kỳ cắt giảm sử dụng đòn bẩy”, nhận định của ông Adam Brown, trưởng nhóm trái phiếu kho bạc của Barclays Capital.

Tình hình này cùng với sự tăng trưởng yếu kém trong năm 2012 có thể buộc Fed phải công bố QE3 nhằm thúc đẩy nhà đầu tư chuyển từ trái phiếu sang cổ phiếu.

Trước đó, khi QE2 mới được áp dụng vào tháng 11/2010, dòng vốn cũng nhanh chóng chuyển từ trái phiếu sang cổ phiếu nhưng cũng như trước đây, xu hướng này chỉ mang tính chất tạm thời.

“Các ngân hàng trung ương đang cố gắng đẩy nhà đầu tư ra khỏi đường cong rủi ro nhưng cơ chế này đã thất bại và sự thất bại này chính là sự biến động của thị trường cổ phiếu”, nhận định của ông Gregory Peters – chiến lược gia trưởng của Morgan Stanley.

Phước Phạm (Theo Financial Times)

Các tin tức khác

>   S&P 500 tăng điểm trở lại trong năm 2011 (24/12/2011)

>   Repsol mua lại cổ phiếu trị giá 3,4 tỷ USD từ Sacyr (23/12/2011)

>   Doanh số bán cổ phiếu 2011 tại châu Á-TBD thấp nhất 3 năm (23/12/2011)

>   S&P 500 sắp trở về vạch xuất phát năm 2011 (23/12/2011)

>   16 lĩnh vực tăng trưởng mạnh nhất TTCK Mỹ năm 2011 (22/12/2011)

>   Nhật Bản tính mua trái phiếu Trung Quốc (22/12/2011)

>   Dow Jones và S&P 500 khởi sắc vào phút chót (22/12/2011)

>   10 cổ phiếu Mỹ tệ nhất năm nay (22/12/2011)

>   Chứng khoán Mỹ tăng bùng nổ 3% nhờ nhiều tin tốt (21/12/2011)

>   Giới đầu tư quốc tế “ôm” tiền, cổ phiếu đợi 2012 (20/12/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật