Thứ Sáu, 23/12/2011 12:04

Doanh số bán cổ phiếu 2011 tại châu Á-TBD thấp nhất 3 năm

(Vietstock) – Doanh số bán cổ phiếu năm 2011 tại châu Á - Thái Bình Dương giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong 3 năm. Dự báo tình hình này tiếp tục kéo dài sang năm 2012 vì kết quả yếu kém của các đợt IPO tại khu vực khiến việc thu hút nhà đầu tư tham gia vào các thương vụ mới trở nên khó khăn hơn.

Gần 75% số cổ phiếu trong các đợt chào bán lần đầu ra công chúng (IPO) tại châu Á (trừ Nhật Bản) có quy mô hơn 250 triệu USD đang được giao dịch dưới giá phát hành. Bên cạnh đó, doanh thu phí bảo lãnh của các ngân hàng giảm mạnh trong nửa cuối năm.

Với mức độ biến động cao chưa từng thấy kể từ cuộc khủng hoảng năm 2008, 2011 cũng đánh dấu lần đầu tiên trong 7 năm UBS nhường ngôi vị số 1 về hoạt động bảo lãnh phát hành cổ phiếu trong khu vực cho đối thủ Goldman Sachs.

Sau sự nhộn nhịp trong nửa đầu năm với hàng loạt vụ IPO khủng của các đại gia hàng hóa như Glencore, Hutchison Port Holdings Trust và Prada SpA; nhu cầu nhanh chóng bốc hơi trong nửa cuối năm với hàng chục vụ hủy phát hành hoặc cắt giảm quy mô.

Các công ty quản lý quỹ vẫn còn thận trọng về việc mua cổ phiếu từ các đợt phát hành do mối lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ châu Âu và sự giảm tốc tăng trưởng tại Trung Quốc. Các giám đốc ngân hàng đầu tư cho rằng tâm lý ưa thích rủi ro sẽ chưa sớm quay trở lại với thị trường.

“Nhà đầu tư gặp phải khó khăn trong việc huy động trên thị trường vốn cổ phiếu trong năm 2011. Do đó, giới đầu tư sẽ thận trọng hơn trong năm 2012”, nhận định của ông Steven Barg, đồng giám đốc của bộ phận thị trường vốn cổ phiếu châu Á (trừ Nhật Bản) tại Goldman Sachs. 

Ông nhấn mạnh: “Năm tới, đặc biệt là trong nửa đầu năm, sẽ rất khó khăn”.

Theo số liệu của Thomson Reuters, tổng giá trị của lượng cổ phiếu phát hành trong năm 2011 tại khu vực (trừ Nhật Bản) sụt giảm 42% so với năm trước xuống 195 tỷ USD, mức thấp nhất kể từ con số 111.4 tỷ USD trong năm 2008.

Tổng giá trị của các vụ IPO còn tồi tệ hơn khi sụt giảm 51.5% xuống 80.3 tỷ USD, mức thấp nhất kể từ năm 2009.

Goldman Sachs bảo lãnh cho 4/5 vụ IPO lớn nhất tại châu Á – Thái Bình Dương trong năm qua tới tổng giá trị 14.9 tỷ USD. Trong khi đó, UBS chỉ bão lãnh được 12.03 tỷ USD và đánh mất ngôi vị nhà bảo lãnh số 1 tại khu vực từng đạt được từ năm 2005.

Theo ước tính từ Thomson Reuters và Freeman Consulting, hai công ty chứng khoán của Trung Quốc là Ping An Securities và Guosen Securities đạt được doanh thu phí bảo lãnh lần lượt là 231.7 triệu USD và 217.8 triệu USD, cao hơn so với bất kỳ tổ chức quốc tế nào tại khu vực.

Dù thua Goldman Sachs ở hoạt động bảo lãnh phát hành nhưng USD đứng ở vị trí thứ 3 với doanh thu phí ước tính ở vào khoảng 215.6 triệu USD, tiếp theo là Goldman Sachs với 207.9 triệu USD.

Các thị trường IPO tốt nhất và tệ nhất

Hồng Kông đã trở nên nổi tiếng trong thời gian gần đây với các vụ IPO lớn nhất thế giới và việc chào bán cổ phiếu của hàng loạt thương hiệu lớn. Tuy nhiên, khi cổ phiếu được đưa vào giao dịch, nhà đầu tư lại kiếm được nhiều tiền hơn từ việc mua vào các cổ phiếu của Hàn Quốc và Malaysia trong năm qua.

Theo số liệu của Thomson Reuters, trong số 10 vụ chào bán cổ phiếu tốt nhất năm 2011, Hàn Quốc có với 3 công ty còn Malaysia tự hào với hai công ty.  

Trong khi đó, các công ty niêm yết tại Hồng Kông, Thượng Hải và Thâm Quyến nằm trong danh sách 10 vụ IPO (có quy mô từ trung bình đến lớn) tồi tệ nhất.

Hoạt động phát hành cổ phiếu tại Hồng Kông sụt giảm tới 56.7% trong năm 2011 do kết quả yếu kém của các doanh nghiệp niêm yết.

Trong số 63 vụ IPO có quy mô hơn 250 triệu USD tại châu Á - Thái Bình Dương, chỉ 16 cổ phiếu giao dịch trên giá phát hành.

Được biết từ đầu năm đến nay, chỉ số MSCI Châu Á - Thái Bình Dương giảm khoảng 20% do mối lo ngại rằng tình hình nợ tại châu Âu sẽ ngày càng trầm trọng.

Đối với các doanh nghiệp muốn huy động vốn tại Hàn Quốc, Singapore và Thâm Quyến; đà sụt giảm của toàn thị trường cho thấy mức định giá của các đợt IPO trong thời gian tới sẽ thấp hơn và nhiều khả năng thời gian niêm yết lâu hơn so với dự kiến.

Đồng thời, điều này cũng giới hạn các phương án tìm kiếm nguồn vốn mới khi các điều kiện tín dụng toàn cầu trở nên tồi tệ hơn.

Mức tăng trưởng yếu kém trên khắp khu vực cũng có thể làm gia tăng sự thận trọng của các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức từng không sẵn lòng mua vào các cổ phiếu niêm yết mới.

Phước Phạm (Theo CNBC)

Các tin tức khác

>   S&P 500 sắp trở về vạch xuất phát năm 2011 (23/12/2011)

>   16 lĩnh vực tăng trưởng mạnh nhất TTCK Mỹ năm 2011 (22/12/2011)

>   Nhật Bản tính mua trái phiếu Trung Quốc (22/12/2011)

>   Dow Jones và S&P 500 khởi sắc vào phút chót (22/12/2011)

>   10 cổ phiếu Mỹ tệ nhất năm nay (22/12/2011)

>   Chứng khoán Mỹ tăng bùng nổ 3% nhờ nhiều tin tốt (21/12/2011)

>   Giới đầu tư quốc tế “ôm” tiền, cổ phiếu đợi 2012 (20/12/2011)

>   Cổ phiếu ngân hàng nhấn chìm chứng khoán Mỹ hơn 1% (20/12/2011)

>   Nga sáp nhập hai sàn chứng khoán lớn (19/12/2011)

>   Chứng khoán Hàn, Nhật giảm mạnh sau khi ông Kim Jong Il qua đời (19/12/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật