Thứ Bảy, 17/12/2011 10:18

CTCK rút nghiệp vụ môi giới là dũng cảm

Ông Phạm Hồng Sơn, Vụ trưởng Vụ Quản lý Kinh doanh, UBCK cho rằng, CTCK rút nghiệp vụ môi giới là hành động dũng cảm. UBCK không hạn chế, không khuyến khích và cũng không làm thay CTCK trong các quyết định này.

Theo ông, đâu là lý do chính khiến một số CTCK xin rút nghiệp vụ môi giới?

Lý do đầu tiên, theo tôi, là các công ty này không còn thấy nghiệp vụ môi giới tạo ra lợi nhuận cho cổ đông công ty.

Thực tế, TTCK Việt Nam đã và đang phải trải qua giai đoạn suy thoái nghiêm trọng, môi trường kinh doanh của các CTCK đang ở giai đoạn rất khó khăn. Không những thế, năm 2012, khả năng TTCK phục hồi còn chưa rõ ràng, đã khiến nhiều các CTCK buộc phải đặt các nghiệp vụ nói chung, môi giới nói riêng lên bàn cân để cân nhắc.

Trong bối cảnh này, dư luận nên nhìn nhận việc CTCK rút nghiệp vụ môi giới là bình thường, vì đồng vốn của DN (CTCK) phải chảy vào những nơi sinh lợi tốt hơn.

Trước việc một số CTCK muốn rút nghiệp vụ môi giới, với tư cách là người quản lý trực tiếp khối công ty này tại UBCK, ông đã và sẽ có thái độ ứng xử như thế nào?

Về quan điểm, tôi ủng hộ quyết định trên của một số CTCK trên cơ sở chính là họ đã cân nhắc kỹ lưỡng thiệt hơn và quyết định rút nghiệp vụ môi giới đã được tổ chức công ty (ĐHCĐ hoặc HĐQT) quyết nghị thực hiện.

Chúng tôi sẽ tiếp nhận và xem xét đề nghị rút nghiệp vụ môi giới của CTCK theo đúng quy định pháp luật và coi diễn biến này như một biện pháp kinh tế ban đầu, mà các chủ thể đang tự thực hiện để tái cấu trúc khối CTCK.

UBCK không hạn chế, không khuyến khích và cũng không làm thay CTCK trong các quyết định xin rút nghiệp vụ môi giới. Đây là quyết định hoàn toàn tự nguyện của CTCK, trên cơ sở cân đối lợi ích cổ đông, lợi ích khách hàng của mỗi công ty.

Theo trình tự, sau khi UBCK chấp thuận cho CTCK rút nghiệp vụ môi giới, Sở GDCK Hà Nội, Sở GDCK TP. HCM và Trung tâm Lưu ký chứng khoán sẽ có quyết định rút tư cách thành viên giao dịch của CTCK.

Tuy nhiên, tôi xin lưu ý, môi giới chỉ là 1 trong 5 nghiệp vụ chính CTCK được phép thực hiện. Rút nghiệp vụ môi giới không có nghĩa là phá sản công ty, đó chỉ là việc thu hẹp một mảng hoạt động mà công ty cho rằng, khó có khả năng mang lại hiệu quả.

Thực thể CTCK vẫn tồn tại và đương nhiên, vẫn được phép thực hiện các nghiệp vụ khác ngoài môi giới.

Điều nhà đầu tư quan tâm nhất là quyền lợi của họ sẽ ra sao khi CTCK, nơi họ mở tài khoản xin rút nghiệp vụ môi giới. UBCK có tham gia giám sát quá trình chuyển giao tài khoản không và có hành động gì để bảo vệ lợi ích nhà đầu tư?

Như tôi đã nói, quyết định rút nghiệp vụ môi giới là hoàn toàn tự nguyện của CTCK và CTCK phải tự chịu trách nhiệm về các quyền lợi liên quan đến cổ đông, đến khách hàng.

Về phía cơ quan quản lý, chúng tôi không có trách nhiệm giám sát, đảm bảo thủ tục chuyển giao tài khoản và đảm bảo các lợi ích khác tại CTCK, mà chỉ yêu cầu rằng, quá trình rút nghiệp vụ cũng như chuyển giao tài khoản khách hàng phải tuân thủ đúng quy định pháp luật.

Tuy nhiên, cá nhân tôi cho rằng, CTCK khi xin rút nghiệp vụ môi giới đã có sự cân nhắc kỹ, đã chọn lựa được CTCK khác để tiếp nhận số khách hàng của mình, bản thân các CTCK đã thỏa thuận về nhiều mặt, trong đó có quyền lợi nhà đầu tư và các nghĩa vụ liên quan, nên nhà đầu tư có tài khoản tại CTCK xin rút nghiệp vụ môi giới không phải lo lắng.

Bên cạnh đó, điều quan trọng nhất là thực thể CTCK sau khi rút nghiệp vụ môi giới vẫn tồn tại và hoạt động bình thường, nên nếu có vấn đề bất thường phát sinh ảnh hưởng đến quyền lợi nhà đầu tư, CTCK sẽ phải có trách nhiệm xử lý đến cùng.

Tường Vi thực hiện

Đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   ORS: Giảm sàn 11 phiên, giá chỉ còn 1,700 đồng (16/12/2011)

>   TAS tăng trần liên tiếp nhờ tình hình tài chính ổn định (16/12/2011)

>   Tái cơ cấu CTCK: Muộn còn hơn không! (16/12/2011)

>   Xuất hiện nhiều vụ khiếu kiện liên quan đến chứng khoán (16/12/2011)

>   CTCK 49% vốn ngoại hướng tới giờ "G" (15/12/2011)

>   Hoãn phiên xử TGĐ DVD thao túng giá chứng khoán (14/12/2011)

>   25.000 tỷ đồng vốn ngoại sẽ thoái trong năm 2012? (14/12/2011)

>   HOSE sẽ nghỉ giao dịch ngày 02/01/2012 (13/12/2011)

>   Vô hiệu hóa quyền lực của cổ đông lớn (13/12/2011)

>   Sáng 17/12, Vietstock Communications tổ chức Hội thảo về Nhận diện Cơ hội và Rủi ro trong năm 2012 (16/12/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật