Thứ Tư, 09/11/2011 15:48

Trần lãi suất: Siết vẫn “xì”

Nhiều ngân hàng thương mại (NHTM) lớn, nhỏ liên tiếp tăng lãi suất vàng để vừa giữ chân khách hàng, vừa có nguồn bán vàng ra. Đằng sau những hình thức này là kẽ hở để các NHTM có cơ hội để “lách” trần lãi suất.

“Trần” đè

NHNN đã ra Công văn 8492 kiểm soát chặt chẽ việc cho vay cầm cố, thế chấp bằng vàn - ảnh Q.H

Sự chênh lệch quá cao giữa lãi suất trên thị trường liên NH so với lãi suất thị trường tiền gửi kéo dài khiến các NHTM hiện nay đang sẵn sàng vượt rào trên thị trường lãi suất tiền gửi, để ít bị chi phối từ thị trường liên NH.

Có nhiều nguyên nhân khiến các NHTM bất chấp sự kiểm soát gắt gao của NHNN. Chẳng hạn, đối với các NHTM nhỏ thì việc áp trần lãi suất đang khiến họ bị mất khách hàng trước các NH lớn. Do vậy, các NH phải làm mọi cách để tăng tính thanh khoản là chuyện dễ hiểu.

Giám đốc một NHTM vừa và nhỏ tại TP.HCM chia sẻ rằng: “Giải pháp hành chính sẽ có hiệu quả nhất định và tất yếu khi kéo dài sẽ có tác dụng phụ. Thời điểm hiện tại chưa phù hợp để tháo trần lãi suất, nhưng cũng không thể áp thêm trần mới. Bởi như vậy thị trường lãi suất liên NH sẽ tiếp tục méo mó và càng gia tăng thêm chi phí cho các NHTM. Khi đó, người vay vốn sẽ chịu hậu quả”.

Thừa nhận điều này, bà Trần Thanh Hoa, Tổng giám đốc NH ABBank, nói rằng, lãi suất cho vay hiện nay cao và doanh nghiệp không vay khiến dư nợ cho vay của các NHTM đang giảm.

Còn đối với các NHTM lớn, áp lực lợi nhuận cuối năm trước cổ đông cũng không phải nhỏ. Đồng thời, NHNN có quy định “room” cho vay đối với từng loại tín dụng, như vậy, nếu NH muốn cho vay nhiều thì buộc phải đảm bảo được “room” tín dụng đầu vào cao...

Vì vậy, đã có nhiều NHTM kiến nghị nên sớm bỏ trần lãi suất huy động để trả lại lãi suất cho thị trường.

Ló cái lách

Rồi cũng chính những khó khăn trên mà hình thức lách luật của các NHTM tất yếu cũng ngày càng tinh vi hơn, chủ yếu đều rơi vào tín dụng vàng. Phương thức mà các NH áp dụng thường là yêu cầu khách hàng phải gửi lại vàng tại NH khi mua.

Theo NH thì phương pháp này sẽ có lợi cho khách hàng vì họ vừa được hưởng lãi suất, vừa an toàn, thậm chí họ có thể bán số vàng đó cho NH rồi gửi tiết kiệm tiền đồng kỳ hạn ngắn tại NH chờ cơ hội vàng lên giá rồi mua lại. Đặc biệt sẽ hạn chế được trường hợp mua vàng để đầu cơ.

Một loại hình khác đang được các NHTM lớn, nhỏ tại TP.HCM dùng để lách lãi suất huy động tiền gửi VNĐ thông qua việc mua bán vàng với khách hàng. Ví dụ: chị Diễm Phương (Q. Bình Thạnh, TP.HCM), khi gửi 1 tỷ đồng vào NH tại Q.1, NH này tư vấn sẽ bán cho chị Phương 23 lượng vàng, giá 43,5 triệu đồng/ lượng.

Sau đó, NH sẽ ký hợp đồng với chị Phương để mua lại số vàng đó, kỳ hạn một tháng, giá 44 triệu đồng/lượng. Như vậy, chị Phương sẽ có 1 tỷ đồng tiền gốc, 14 triệu đồng tiền lãi, tương đương lãi suất huy động tiền gửi bằng VNĐ lên đến 17%, cao hơn 3%/năm so với trần lãi suất huy động tiền đồng.

Nhiều NH đang đẩy mạnh lãi suất huy động vàng với nhiều lý do. Với những NH thuộc nhóm G5+1, có thể việc bán vàng bình ổn khiến nhu cầu về kim loại này tăng nên tích cực gom vàng và chấp nhận lãi suất cao. Còn những NH không nằm trong nhóm bình ổn thị trường, vì mục đích chuyển vàng thành tiền đồng nên cũng đẩy mạnh gom vàng.

Do đó, việc thỏa thuận lãi suất gửi vàng cao hơn niêm yết là điều tất yếu. Theo một chuyên gia kinh tế, các NH lớn nhỏ trong cả nước tìm đến vàng để “lách” vì khi huy động vàng càng nhiều thì tổng tài sản của NH đó cũng tăng lên. Một khi lãi suất huy động tiền gửi bị đứng lại thì huy động vàng giúp NH nhỏ có cơ hội huy động tiền bằng kênh vàng.

Hiện nay, các NHTM nhỏ dù không được phép bán vàng nhưng vẫn huy động để gửi tiền đối ứng tại các NHTM lớn. Đây được xem là hình thức thế chấp lấy uy tín có thể vay vốn kỳ hạn dài trên thị trường liên NH.

Vị này nói thêm rằng, trên thực tế, NHNN đã biết được chiêu lách lãi suất này của các NHTM, nhưng thanh tra NHNN không có chứng cứ phát hiện và xử lý vì trên thực tế sản phẩm này NHTM bán vàng được thực hiện với khách hàng.

Quỳnh Vũ

DOANH NHÂN SÀI GÒN

Các tin tức khác

>   SSI: Dư nợ phi sản xuất có thể xuống mức 16% (09/11/2011)

>   VCB trần tình gì về nợ xấu? (09/11/2011)

>   Ngân hàng lo hiệu ứng “Tăng Sâm giết người” (09/11/2011)

>   Ngân hàng nhỏ khốn khổ vì huy động vốn (09/11/2011)

>   Ông Nguyễn Đức Kiên: Sáp nhập để mạnh hơn (09/11/2011)

>   Đầu tư ngân hàng: Đại gia vẫn thèm muốn (09/11/2011)

>   Lãi suất bình quân liên ngân hàng hạ nhiệt (08/11/2011)

>   Chóng mặt vì phí dịch vụ ngân hàng (08/11/2011)

>   VPBank khẳng định không vi phạm trần lãi suất (08/11/2011)

>   NHNN: Không có chủ trương “dẹp bỏ” công ty tài chính (08/11/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật