Thứ Ba, 08/11/2011 14:10

Thị trường gạo thế giới: Cả người mua và bán chờ giá

Chính phủ Thái Lan can thiệp vào chính sách mua gạo của người nông dân, áp dụng giá mua mới từ tháng 10-2011, tăng từ 750 đến 800 USD/tấn trở lên. Các nhà kinh doanh gạo thế giới đang ngóng chờ điều này sẽ có tác động như thế nào đến thị trường gạo.

Giá bán không tăng cao như dự báo

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), các bên tham gia thị trường mua bán gạo căng thẳng chờ đợi sự kiện có khả năng gây biến động mạnh trên thị trường. Trong đó, yếu tố chính tạo áp lực là chương trình can thiệp tăng giá gạo của Thái Lan. Thế nhưng chính sách này chưa thể áp dụng do Thái Lan đang bị trận lụt tồi tệ nhất trong 50 năm qua hoành hành. Ước tính Thái Lan có thể bị thiệt hại 6 triệu tấn lúa, khoảng 3,6 tấn gạo. Việc sụt giảm sản lượng lúa gạo của nước xuất khẩu gạo số 1 sẽ làm cho giá gạo thế giới biến động.

Tuy nhiên trên thực tế, diễn biến thị trường chưa như mong đợi, giá bán không tăng cao như dự báo ban đầu. Có nhiều lý do để lý giải: Các nhà xay xát, xuất khẩu Thái Lan vẫn còn một lượng trữ không nhỏ, khoảng 3 triệu tấn gạo cũ, không nằm trong chương trình hỗ trợ của Chính phủ Thái Lan. Điều đó cũng có nghĩa, các doanh nghiệp Thái Lan trước sau gì cũng phải bán ra theo giá thị trường. Sau lũ, vụ lúa mới thường được mùa nhờ phù sa, có thể bù đắp nhiều hơn cho phần thiệt hại.

Trong khi đó, Trung Quốc năm nay được mùa, tồn kho toàn cầu vẫn dồi dào và mùa thu hoạch mới đang đến ở nhiều nước châu Á. Nhưng có lẽ, điều mà các nhà nhập khẩu gạo thế giới quan tâm nhất chính là Ấn Độ - nước hiện dự trữ hơn 54 triệu tấn ngũ cốc và Pakistan đã tham gia xuất khẩu gạo trở lại. Việc này sẽ làm tăng khả năng bù vào khoảng trống do Thái Lan để lại, nhất là với loại gạo đồ và gạo 5% tấm.

Trong khi đó giá gạo thế giới lại có xu hướng giảm nhẹ, thị trường có phần trầm lắng. Hiện nay phần lớn thị trường gạo bán cho châu Phi của Việt Nam đã bị Ấn Độ lấy mất khách hàng do giá bán của Ấn Độ rẻ hơn gạo cùng phẩm cấp của Việt Nam và Thái Lan khoảng 100USD/tấn.

Hợp đồng thương mại ký mới không nhiều

Các nhà nhập khẩu gạo thế giới còn đang e dè, chờ đợi thị trường nên các hợp đồng mua gạo giảm mạnh, dẫn đến lượng gạo xuất khẩu trong tháng 10-2011 bị chậm lại, thấp hơn nhiều so với tháng 9-2011. Theo VFA, trong tháng vừa qua có ít hợp đồng thương mại được ký kết, nhà nhập khẩu chỉ hỏi thông tin nhưng không mua. Vì vậy, lượng gạo xuất khẩu cả năm 2011 của Việt Nam dự kiến chỉ đạt khoảng 7 triệu tấn.

Tính đến cuối tháng 10-2011, các doanh nghiệp đã xuất khẩu được 6,319 triệu tấn gạo. 2 tháng còn lại của năm 2011 dự kiến xuất khẩu khoảng 350.000 tấn gạo/tháng. VFA nhận định, khả năng đáp ứng là một trong những thử thách của Ấn Độ khi muốn thay thế các nước xuất khẩu gạo khác. Do hậu cần còn yếu kém nên khả năng vận chuyển và giao hàng của Ấn Độ còn gặp nhiều trở ngại.

Hơn nữa, chất lượng gạo của Ấn Độ, Pakistan… không được khách hàng đánh giá cao, đặc biệt là đối với những khách hàng truyền thống từng mua gạo của Việt Nam và Thái Lan. Vì chất lượng gạo của Việt Nam, Thái Lan ngon hơn nên gạo Ấn Độ không dễ dàng thay thế hoàn toàn. Ông Nguyễn Trung Kiên, Giám đốc Công ty cổ phần Gentraco Cần Thơ, cho rằng, nếu Thái Lan là nước dẫn dắt thị trường gạo thế giới (cùng với Việt Nam chiếm khoảng 50% lượng gạo giao dịch) thì 50% còn lại Ấn Độ và những nước như Pakistan, Myanmar đóng vai trò điều tiết thị trường.

Đồng quan điểm này, lãnh đạo Tổng Công ty Lương thực miền Bắc cho rằng, một thời gian nữa diễn biến thị trường sẽ rõ ràng hơn và chính sách của Thái Lan sẽ có tác động tích cực hơn lên thị trường. Theo ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch VFA, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2), thị trường gạo hiện nay đang ở tình thế đặc biệt, có những thay đổi nhất định với các yếu tố mới xuất hiện cần phải có thêm thời gian để định hình và xác lập xu hướng cân bằng mới. Hiện nay người bán và người mua đang đấu tranh cân não để có mức giá phù hợp về phía mình.

Công Phiên

sài gòn giải phóng

Các tin tức khác

>   Đồng bằng sông Cửu Long: Bội thu lúa thu - đông (08/11/2011)

>   Chủ động thu xếp vốn thu mua cà phê niên vụ mới (07/11/2011)

>   Sản lượng ngô toàn cầu giảm sẽ đẩy giá tăng cao (07/11/2011)

>   Ngành cà phê có nguy cơ thiệt hại 4.000 tỉ đồng/năm (06/11/2011)

>   Giá đường sẽ vẫn giữ giá do nguồn cung eo hẹp (06/11/2011)

>   Giá càphê có thể sụt giảm mạnh vào năm 2012 (06/11/2011)

>   ĐBSCL: Tiêu thụ mía vẫn lình xình (06/11/2011)

>   Càphê sẽ không được mùa như nước ngoài dự báo (06/11/2011)

>   Khó thực hiện chỉ tiêu xuất khẩu 7 triệu tấn gạo (04/11/2011)

>   Đắk Lắk: Kim ngạch xuất khẩu cà phê tăng 30% (04/11/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật