Thứ Năm, 10/11/2011 07:12

Ngân hàng cũng muốn tái cơ cấu

Lãnh đạo các ngân hàng cũng cho rằng, mua bán, sáp nhập (M&A) là con đường khó có thể tránh khỏi, đặc biệt với các NH “ốm yếu”, “bệnh tật”.

Theo thống kê của NH Nhà nước, tính đến thời điểm hiện tại toàn hệ thống có 130 định chế tài chính gồm: 5 NH thương mại nhà nước, 37 cổ phần, 48 chi nhánh nước ngoài, 5 liên doanh, 5 NH 100% vốn nước ngoài, 17 công ty tài chính, 13 công ty cho thuê tài chính.

Nguồn vốn tín dụng chảy qua NH hiện bằng 1,2 lần GDP, là kênh chủ yếu dẫn vốn cho nền kinh tế. Nhưng với số lượng quá nhiều, các tổ chức này đã và đang cạnh tranh gay gắt, thiếu lành mạnh, gây bất ổn, xáo trộn hệ thống.

Ông Lê Đức Thọ, Phó tổng giám đốc Vietinbank (HOSE: CTG) đồng tình với việc phải tái cơ cấu, hình thành hệ thống các NH thương mại có sức mạnh tài chính thực sự, khả năng quản lý, kiểm soát rủi ro, quản trị DN tốt. Trước tiên phải có biện pháp cơ cấu lại tài chính, cơ cấu lại tổ chức hoạt động, chiến lược phát triển kinh doanh của các tổ chức tín dụng để thoát ra khỏi tình trạng khó khăn, yếu kém. Tổ chức nào không đủ khả năng tự cấu trúc lại, tự cải tổ, thì phải áp dụng biện pháp khác, trong đó sáp nhập, mua bán hoặc xếp vào nhóm có khả năng tài chính mạnh hơn, làm cho các thành viên tham gia thị trường này thực sự có tiềm lực tài chính, khả năng quản lý kiểm soát tốt.

Ông Nguyễn Đức Hưởng, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị LienVietBank cũng cho rằng mua bán, sáp nhập là xu hướng tất yếu, kể cả các NH lớn mạnh. Sau sáp nhập LienVietBank cùng Công ty dịch vụ tiết kiệm bưu điện (VPSC) hình thành Ngân hàng Bưu Điện Liên Việt, sức mạnh của NH đã tăng. Cụ thể, điểm giao dịch của LienVietBank đã tăng từ 100 lên tới 13.000; giúp LienVietBank có thêm 10.000 tỉ đồng - số dư tiền gửi của VPSC, đồng thời trở thành NH có mạng lưới rộng lớn khắp cả nước, chỉ sau Agribank.

“Ông chủ” phải hy sinh quyền lợi

Theo Tổng giám đốc BaoVietBank - Phan Đào Vũ, tái cơ cấu NH khác các lĩnh vực khác vì liên quan trực tiếp tới người dân, xã hội và cả hệ thống, nên việc phá sản, thanh lý một NH là không đơn giản. “Khi thanh lý, cho phá sản phải có chi phí bỏ ra, chi phí đó là chi phí của xã hội. Vì vậy thay vì để cho chết, nếu sáp nhập vào NH khác được nuôi dưỡng để nó sẽ sống và khỏe hơn; làm cho các NH lớn mạnh cứu chữa các NH mà xã hội không phải bỏ ra chi phí quá lớn. Chính vì thế, xu hướng này sẽ phải xảy ra và VN cũng phải nhìn nhận và học tập kinh nghiệm”, ông nói.

Những ngân hàng yếu hơn sẽ gặp khó khăn với trần lãi suất huy động hiện nay

Tuy nhiên, ông Vũ cho rằng quá trình sáp nhập chắc chắn sẽ có người thích, người không, nhưng theo quy luật các NH nên tự nguyện “se duyên” với nhau, còn hơn để NH nhà nước ép buộc. Dẫu vậy, cản trở lớn nhất cho sự tự nguyện này chính là việc các ông chủ NH có dám hy sinh lợi ích “ông chủ” của mình hay không. “Lãnh đạo của các NH yếu, có vấn đề phải xác định mình có cưu mang được NH không, có tiếp tục chống đỡ để tồn tại, giữ được giá trị tài sản của cổ đông trong đó không? Nếu không thì hãy tiến hành sáp nhập, hợp nhất. Nếu sáp nhập tốt hơn cho chính các NH, thì phải hy sinh quyền của ông chủ và nhường quyền cho ông chủ khác. Điều quan trọng là phương án đó đã bảo vệ được quyền lợi của cổ đông, giá trị tài sản. Nhưng văn hóa của chúng ta, các ông chủ không muốn người khác làm chủ lớn hơn, không muốn bị chi phối. Chẳng ai muốn mình bị thôn tính. Trừ khi không còn cách nào khác, bị kiểm soát đặc biệt, buộc phải làm”, ông nói.

Ông Vũ cho rằng, hiện nay hệ thống NH bao gồm cả lớn, nhỏ hoạt động kém bài bản, cách xa các chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Xu hướng M&A trong lĩnh vực NH cũng diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới như Mỹ, Hàn Quốc, Singapore... Tuy nhiên, các quốc gia này mua bán, sáp nhập không phải vì không còn con đường nào khác, mà các NH nhìn thấy có lợi hơn khi sáp nhập. “Có người nói chúng ta chỉ nên có 20 NH, nhưng theo tôi con số bao nhiêu nên để cho thị trường quyết định. Chắc chắn các NH sẽ phải mua bán, sáp nhập, nhưng diễn ra khi nào và ra sao thì Nhà nước và Chính phủ phải định hướng, trong đó có cả tự nguyện và bắt buộc. Tất nhiên tự nguyện thì vẫn tốt hơn và hiệu quả hơn”, ông nói.

Anh Vũ

Thanh Niên

Các tin tức khác

>   S&P nâng độ rủi ro hệ thống ngân hàng VN lên mức cao nhất do thay đổi phương pháp luận (10/11/2011)

>   Hệ thống ngân hàng Việt: Rất cần 1 cuộc "đại tu"! (09/11/2011)

>   Trần lãi suất: Siết vẫn “xì” (09/11/2011)

>   SSI: Dư nợ phi sản xuất có thể xuống mức 16% (09/11/2011)

>   VCB trần tình gì về nợ xấu? (09/11/2011)

>   Ngân hàng lo hiệu ứng “Tăng Sâm giết người” (09/11/2011)

>   Ngân hàng nhỏ khốn khổ vì huy động vốn (09/11/2011)

>   Ông Nguyễn Đức Kiên: Sáp nhập để mạnh hơn (09/11/2011)

>   Đầu tư ngân hàng: Đại gia vẫn thèm muốn (09/11/2011)

>   Lãi suất bình quân liên ngân hàng hạ nhiệt (08/11/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật