Thứ Hai, 21/11/2011 18:47

Mỹ, EU tìm kiếm lệnh cấm các nước hạn chế xuất khẩu lương thực

Các nước giàu có khả năng tìm kiếm lệnh cấm các nước hạn chế xuất khẩu lương thực như một phần giải pháp cho cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu. Ấn Độ quyết tâm sẽ phản đối kịch liệt chủ trương này.

Tại hội nghị bộ trưởng WTO (Tổ chức thương mại thế giới) diễn ra tháng 12 tới tại Geneva (Thụy Sĩ), các nước phát triển, trong đó có Mỹ và các nước Liên minh châu Âu (EU) có khả năng theo đuổi đề xuất trên.

Một quan chức chính phủ Ấn Độ nói với tờ The Economic Times: “Ấn Độ và các nước đang phát triển sẽ không chấp nhận đề xuất trên, chúng tôi sẽ đưa vấn đề này ra thảo luận tại hội nghị bộ trưởng WTO sắp tới”.

Tuyên bố chung của hội nghị thượng đỉnh G20 đầu tháng 11-2011 khuyến khích thông qua tuyên bố sắp tới của hội nghị bộ trưởng WTO nhằm mục đích loại bỏ các rào cản hạn chế xuất khẩu lương thực, bao gồm các loại thuế đặc biệt, đối với mặt hàng lương thực mua theo hình thức phi thương mại với mục đích nhân đạo theo Chương trình lương thực thế giới.

Lương thực là vấn đề nhạy cảm và các nước đang phát triển đang xây dựng chế độ tương tự với lương thực như các lệnh hạn chế xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên than đá, kim loại và khoáng sản.

Ấn Độ hy vọng các nước có ảnh hưởng, bao gồm Trung Quốc và Brazil, sẽ nỗ lực để các nước đang phát triển cùng chung tay bảo vệ các vấn đề mới bên ngoài chương trình nghị sự trong các cuộc đàm phán thương mại toàn cầu liên tục của WTO.

Trúc Như (theo Economictimes)

TBKTSG

Các tin tức khác

>   Nhật Bản: Xuất khẩu giảm lần đầu trong 3 tháng (21/11/2011)

>   Trung Quốc sẽ nới lỏng chính sách về bất động sản (21/11/2011)

>   Trung Quốc: Ưu đãi để tạo ra các công ty "hoàng đế" và “vua” (17/11/2011)

>   Giá đất nông nghiệp Mỹ tăng kỷ lục (16/11/2011)

>   Thị trường BĐS Trung Quốc bắt đầu đổ vỡ? (14/11/2011)

>   Thương vụ mua máy bay kỷ lục trong lịch sử hàng không (14/11/2011)

>   Doanh nghiệp Anh lao đao vì nợ công ở Eurozone (13/11/2011)

>   9 nước công bố về những nét chính hiệp định TPP (13/11/2011)

>   10 thành phố kinh doanh sầm uất nhất nước Mỹ (13/11/2011)

>   Mỹ đặt hy vọng vào kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (12/11/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật