Thứ Hai, 21/11/2011 11:59

Khủng hoảng nợ châu Âu đe dọa các quỹ thị trường tiền tệ Mỹ

(Vietstock) – Khi Lehman Brothers sụp đổ vào năm 2008 và xóa tan niềm tin rằng NAV của các quỹ thị trường tiền tệ Mỹ sẽ không bao giờ xuống dưới mức 1 USD, Mỹ mới vội vã áp dụng các biện pháp nhằm hạn chế thiệt hại.

* 4 lý do Mỹ sẽ không rơi vào khủng hoảng nợ như Ý

Tuy nhiên, khi khủng hoảng nợ châu Âu có nguy cơ đẩy hệ thống tài chính Mỹ rơi trở lại vào tình trạng căng thẳng, các nhà làm chính sách Mỹ lại lo lắng rằng họ không thể áp dụng các công cụ ứng phó tương tự để vực dậy lĩnh vực thị trường tiền tệ với quy mô ở vào khoảng 2.6 ngàn tỷ USD.

Ông Jeffrey Lacker, Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ bang Richmond cho biết: “Chúng tôi đã thực hiện rất nhiều việc để chuẩn bị cho ngành ngân hàng. Tôi ít tin tưởng hơn vào các quỹ thị trường tiền tệ và khả năng của các quỹ này trong việc vượt qua những khó khăn của các tổ chức châu Âu.

Các quan chức cấp cao của Mỹ đang rất lo lắng về sự leo thang của cuộc khủng hoảng nợ châu Âu. Theo dự báo, sự lây lan của cuộc khủng hoảng này sang Ý, nền kinh tế lớn thứ 3 Eurozone, chắc chắn sẽ lan ra khắp Đại Tây Dương, một phần là do các quỹ thị trường tiền tệ Mỹ nắm giữ chứng khoán của châu Âu.

Nhiều nhà đầu tư tin tưởng rằng các quỹ tiền tệ có độ an toàn tương đương với các tài khoản ngân hàng có lãi suất thấp hơn dù ai cũng biết rằng các quỹ này không được bảo hiểm như các khoản tiền gửi ngân hàng.

Trong suốt thời kỳ hỗn loạn năm 2008, hàng chục quỹ tiền tệ đã cố gắng duy trì giá trị tài sản ròng (NAV) ở mức 1 USD nhưng chỉ có một quỹ là Reserve Primary Fund công bố NAV dưới mức này.

Mối lo ngại của các quan chức Mỹ là các quỹ tiền tệ nước này không thể dựa vào các biện pháp bảo vệ từng được áp dụng năm 2008.

Không có lựa chọn nào dễ dàng

Bộ Tài chính Mỹ đã bị cấm áp dụng lại chương trình đảm bảo theo điều khoản của gói giải cứu dành cho hệ thống ngân hàng Mỹ năm 2008. Bên cạnh đó, Quốc hội cũng không được phép áp dụng lại chương trình này vì đã đem lại cảm giác sai lầm về mức độ an toàn cho các nhà đầu tư, những người có thể kỳ vọng vào sự bảo vệ của Chính phủ trong tương lai.

Hơn nữa, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cũng không thể áp dụng lại cả hai công cụ được thiết lập trong năm 2008 để đảm bảo các quỹ thị trường tiền tệ có tiền mặt để đáp ứng sự rút vốn của nhà đầu tư.

Mức lãi suất thấp kỷ lục và thực tế rằng Chính phủ cần phải tính phí cho các khoản đảm bảo như trên đồng nghĩa với việc các công cụ khẩn cấp sẽ không phát huy hiệu quả trong vai trò của một biện pháp hỗ trợ.

Sự hạn chế về mặt chức năng khẩn cấp của Fed – chẳng hạn như việc không còn can thiệp để bảo vệ các công ty tư nhân như trong năm 2008 nhưng phải cung cấp sự hỗ trợ đối với một loại tài sản chung – có thể tiếp tục giới hạn sự linh hoạt của Fed trong việc ứng phó với cuộc khủng hoảng.

Một công cụ thanh khoản khẩn cấp khác của Fed được thiết lập từ cuộc khủng hoảng tài chính phụ thuộc vào cam kết rằng Bộ Tài chính Mỹ có thể gánh chịu một phần thua lỗ nếu các tổ chức tài chính thế thấp cam kết cầm cố phần giá trị thua lỗ. Hiện các nhà lập pháp Mỹ đang vận động cắt giảm ngân sách và không thể phê chuẩn thêm các quỹ giải cứu để Bộ Tài chính sớm sử dụng cách này.

Nhà đầu tư căng thẳng

Theo các nhà quản lý quỹ, tất cả các yếu tố trên đã khiến nhà đầu tư lo lắng về sự liên quan đến những gì mà họ đã sử sụng như là nơi trú ẩn an toàn của các quỹ tiền tệ.

Các quan chức hàng đầu của Fed vừa hối thúc siết chặt quy định đối với các quỹ thị trường tiền tệ khi cho rằng các quỹ này cần phải có nguồn vốn đệm để ngăn chặn tình trạng rút vốn hoảng loạn của nhà đầu tư.

Tháng 9 vừa qua, Chủ tịch Ngân hàng Liên bang bang Boston, Eric Rosengren, cho rằng do tầm quan trọng của các quỹ tương hỗ thị trường tiền tệ, điều quan trọng là phải áp dụng cách này hay cách khác để giúp lĩnh vực này ít bị tác động bởi các cú sốc tài chính và sự cạn kiệt về thanh khoản.

Tình trạng căng thẳng của các quỹ tiền tệ xuất hiện vào mùa hè vừa qua do mối lo ngại về sự nắm giữ số thương phiếu do các ngân hàng châu Âu phát hành. Nhà đầu tư rút vốn mạnh trong tháng 7 khi nhà đầu tư lo lắng về các cuộc tranh luận trong Quốc hội Mỹ xung quanh vấn đề nâng trần nợ.

Trước tình hình này, một số quỹ lớn nhất đã cắt giảm nắm giữ tài sản của các ngân hàng châu Âu và rút ngắn thời gian đáo hạn bình quân của các tài sản đang nắm giữ. Sự thất thoát của dòng vốn cũng dần ổn định trở lại sau khi Quốc hội đạt được thỏa thuận nâng trần nợ.

Nhiều nhà lập pháp ủng hộ việc chuyển sang áp dụng giá cổ phiếu có thể biến động, ngược lại với quy định hiện tại của các quỹ tiền tệ là đảm bảo giá trị cổ phiếu ổn định ở mức 1 USD. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp lo lắng rằng sự thay đổi như vậy có thể khiến nhà đầu tư rút lui khỏi thị trường.

Một số đề xuất ngược lại bao gồm việc xây dựng nguồn vốn đệm để hỗ trợ các quỹ tiền tệ đã gặp phải rắc rối. Các giám đốc quản lý quỹ cũng cho rằng sự thay đổi được Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) áp dụng vào đầu năm 2010 đã giúp tình hình hoạt động của các quỹ khả quan hơn trong suốt cuộc khủng hoảng, bao gồm việc thắt chặt quy định về chất lượng tín dụng và áp dụng các quy định về thanh khoản.

Hiện nhà đầu tư đang theo dõi tình hình này rất sát sao.

Phạm Thị Phước (Theo Reuters)

Các tin tức khác

>   WTO có thể họp bàn về tỷ giá trước tháng 6/2012 (21/11/2011)

>   Hoạt động M&A tại châu Á – Thái Bình Dương phục hồi mạnh (21/11/2011)

>   "Sẽ xảy ra cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu lâu dài" (20/11/2011)

>   EU chỉ tăng 2% ngân sách năm tới (20/11/2011)

>   Hiệu ứng domino ở Eurozone: “Nguy hiểm, chết người” (20/11/2011)

>   "Mỹ và các nước đang phát triển cần cứu Eurozone" (19/11/2011)

>   Kinh tế, tài chính 24h: Mỹ vẫn bế tắc về cách thức cắt giảm thâm hụt ngân sách (19/11/2011)

>   Ngân hàng Anh giảm mạnh cho vay đối với Eurozone (18/11/2011)

>   Italy phác thảo kế hoạch giải quyết khủng hoảng (18/11/2011)

>   Trung Quốc sẽ thành trung tâm tài chính toàn cầu (18/11/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật