Thứ Sáu, 25/11/2011 15:00

Citigroup: 2.7 tỷ USD chạy khỏi quỹ đầu tư chứng khoán thị trường mới nổi

Hơn 4 ngàn tỷ USD đã bị quét sạch khỏi các TTCK thế giới trong tháng 11

(Vietstock) – Trích dẫn số liệu từ EPFR Global, Citigroup cho biết các quỹ đầu tư chứng khoán thị trường mới nổi vừa chứng kiến sự thất thoát ròng của dòng vốn do mối lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ ngày càng tồi tệ tại châu Âu.

* 10,792 tấn vàng dự trữ có cứu được Eurozone?

Theo nhóm chuyên gia phân tích của Citigroup - đứng đầu là ông Markus Rosgen, các quỹ đầu tư vào cổ phiếu của các quốc gia đang phát triển đã rút 2.7 tỷ USD trong tuần kết thúc ngày 23/11. Trong đó, Hàn Quốc là quốc gia có dòng vốn bị thất thoát nhiều nhất trong khu vực châu Á (trừ Nhật Bản).

Mối lo ngại về vấn đề nợ châu Âu tăng cao trong tuần này sau khi nhu cầu tại cuộc đấu giá trái phiếu Chính phủ Đức thấp hơn 35% so với số lượng trái phiếu được chào bán. Thủ tướng Đức Angela Merkel phát biểu tại cuộc họp báo ngày 24/11 với Thủ tướng Ý Mario Monti và Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy rằng: “Trái phiếu Eurozone không còn cần thiết và thích hợp”.

Chuyên gia phân tích Kelly Kwok của Citigroup nhận định trong báo cáo: “Những vấn đề đang diễn ra tại châu Âu, gần đây nhất là cuộc đấu giá trái phiếu của Đức, một lần nữa khiến mọi người lo lắng về một cuộc khủng hoảng hệ thống”.

Khoảng hơn 4 ngàn tỷ USD đã bị quét sạch khỏi giá trị của các thị trường chứng khoán trên toàn thế giới trong tháng 11 vì chi phí vay mượn leo thang tại Eurozone đã làm dấy lên nỗi lo sợ rằng khủng hoảng nợ sẽ phá hoại đà tăng trưởng.

Theo số liệu của Bloomberg, từ đầu tuần đến nay, chỉ số MSCI Thị trường mới nổi giảm tổng cộng 5.8%. P/E của các công ty thuộc chỉ số này là 9.7 lần, thấp hơn so với mức bình quân trong vòng 4 năm qua là 12.2 lần.

Quỹ đầu tư trái phiếu thị trường mới nổi cũng bị rút 205 triệu USD

Barclays Capital trích dẫn số liệu từ EPFR Global cho biết cũng trong tuần qua, nhà đầu tư đã rút 205 triệu USD khỏi các quỹ đầu tư trái phiếu của các quốc gia đang phát triển. Trong đó, thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ bị rút tới 220 triệu USD, cao hơn so với mức 164 triệu USD trong tuần trước.

9 tháng đầu năm 2011, nhà đầu tư đã rút 26 tỷ USD khỏi các quỹ tương hỗ thị trường mới nổi và thị trường chứng khoán của khu vực này giảm mạnh hơn hai lần so với các quốc gia phát triển sau khi Indonesia, Ấn Độ, Ba Lan và Brazil nâng lãi suất.

Chi phí vay mượn đang suy giảm vì các nhà làm chính sách đang muốn thúc đẩy tăng trưởng trong bối cảnh tăng trưởng xuất khẩu và lạm phát suy yếu.

Kết quả cuộc khảo sát của Bloomberg cho thấy chỉ số MSCI thị trường mới nổi có thể tăng 30% trong một năm nhờ lợi nhuận doanh nghiệp cao kỷ lục sẽ làm lu mờ cuộc khủng hoảng nợ châu Âu.

Hôm 22/11, chuyên gia Mark Mobius nhận định nhiều thị trường mới nổi tiếp tục tăng trưởng với tốc độ nhanh và đà tăng trưởng sẽ không giảm tốc quá mạnh trong thập kỷ tới. Hiện ông Mobius đang giám sát 40 tỷ USD và là Chủ tịch của Emerging Markets Group thuộc Franklin Templeton Investments tại Hồng Kông. Ông cho rằng tình hình kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục khả quan trong trung và dài hạn.

Phạm Thị Phước (Theo Bloomberg)

Các tin tức khác

>   Thủ tướng Đức phản đối Eurobond, chứng khoán châu Âu đảo chiều giảm điểm (25/11/2011)

>   S&P 500 bốc hơi 7% sau 6 phiên lao dốc (24/11/2011)

>   Đức phản đối ý tưởng phát hành trái phiếu chung (23/11/2011)

>   Chứng khoán Mỹ mất hơn 5% sau 5 phiên giảm điểm liên tiếp (23/11/2011)

>   George Soros kêu gọi ECB dừng chương trình trái phiếu và thiết lập trần lợi suất (22/11/2011)

>   Dow Jones sụt hơn 2% trong phiên bán tháo thứ tư liên tiếp (22/11/2011)

>   Moody's: Lợi suất trái phiếu cao đe dọa triển vọng tín nhiệm Pháp (21/11/2011)

>   Sở GD chứng khoán Tokyo kéo dài giờ giao dịch sáng (21/11/2011)

>   10 cổ phiếu được các nghị sỹ Mỹ ưa chuộng nhất (19/11/2011)

>   Chứng khoán Mỹ rớt 3% trong tuần tồi tệ nhất 2 tháng (19/11/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật