Thứ Tư, 19/10/2011 15:57

Nhà nhập khẩu đường còn rất ít dự trữ

Giá đường thô dự báo sẽ tăng trong quí 4.

Hãng tinh luyện đường lớn nhất Ấn Độ Shree Renuka Sugars cho biết các nhà nhập khẩu đường đang có lượng dự trữ thấp hơn nhiều so với thông lệ và họ sẽ tích cực làm đầy kho dự trữ nếu giá đường ở mức 22-24 xu/lb.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 18-10 tại thị trường New York (rạng sáng 19-10 giờ VN), giá đường thô tăng lên mức cao nhất một tháng, 28,27 xu/lb, do lũ lụt lớn ở Thái Lan - nước xuất khẩu đường lớn thứ hai thế giới – có nguy cơ làm chậm lại vài tuần vụ ép mía 2011/12. Dù thời điểm bắt đầu ép sẽ bị lùi về cuối tháng 11 nhưng thiệt hại đối với vụ này không lớn, các lãnh đạo ngành mía đường Thái Lan cho biết.

Giám đốc điều hành Shree Renuka, ông Narendra Murkumbi, nhận định giá đường thô, đã tăng trên 35% từ mức thấp nhất của năm 2011 (chỉ khoảng 20 xu/lb), chắc chắn sẽ được giao dịch ở mức 25-30 xu/lb trong quí 4 trước khi giảm vào năm 2012.

“Đến thời điểm này, tất cả số liệu đều cho thấy nguồn cung năm 2012 rất tốt. Các số liệu cuối cùng về sản lượng của Brazil và tiến độ ép mía ở Ấn Độ và Thái Lan sẽ giúp xác định xu hướng giá trong quí 1-2012” - ông Murkumbi nói.

Năm 2011, sản lượng đường thô giảm khoảng 22% ở khu vực trung nam của nước xuất khẩu lớn nhất thế giới Brazil – đẩy giá đường tăng. Song, năm tới, khu vực này chắc chắn sẽ có sản lượng cao hơn mức 30 triệu tấn của năm nay.

Tuy nhiên, dự báo Trung Quốc sẽ tiếp tục nhập khẩu đường trong năm tới, sau khi mua khá mạnh trong năm 2011, và một phần cung dư thừa của Ấn Độ sẽ chảy sang Trung Quốc. Chủ tịch Hiệp hội mía đường Ấn Độ dự báo niên vụ 2011/12 của Ấn Độ sẽ có khoảng 4 triệu tấn đường dư thừa dành cho xuất khẩu.

Ấn Độ, nước tiêu thụ đường lớn nhất thế giới, đã cho phép xuất khẩu 1,5 triệu tấn đường theo hạn ngạch mở (OGL) trong năm 2010/11 (kết thúc vào tháng 9-2011).

Ông Murkumbi dự báo mức chênh lệch giữa giá đường trắng và đường thô sẽ tăng lên khoảng 120 đô la Mỹ/tấn vào tháng 6-2012, từ mức khoảng 80 đô la Mỹ/tấn hiện nay - mức chênh lệch này giảm sút trong thời gian qua đã làm hạn chế nguồn cung đường trắng.

Hải Hà (theo Reuters)

TBKTSG Online

Các tin tức khác

>   Vụ tranh chấp càphê tại Vinacafe Buôn Ma Thuột: Diễn biến ngày càng kịch tính (19/10/2011)

>   Xuất khẩu cà phê: Thận trọng hay bí lối? (19/10/2011)

>   Chuyên gia: Không nên xuất khẩu gạo ồ ạt (19/10/2011)

>   Giá gạo thế giới có xu hướng giảm trong năm 2012 (18/10/2011)

>   Sản lượng cà phê Ấn Độ vụ 2011/12 sẽ tăng 7% (18/10/2011)

>   Một phần ba doanh nghiệp xuất khẩu cà phê sẽ rời thị trường (17/10/2011)

>   Thu hẹp đầu mối xuất khẩu cà phê (17/10/2011)

>   Năm nay có thể xuất khẩu 1,2 triệu tấn cà phê (17/10/2011)

>   DN bất động sản, chứng khoán cũng xuất khẩu gạo (17/10/2011)

>   Giá ngô tăng cao do Trung Quốc mua nhiều (16/10/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật