Thứ Ba, 18/10/2011 08:00

DN chậm công bố thông tin: Mọi lý do đều được chấp nhận?

Thị trường đang ghi nhận những nỗ lực của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) trong việc tăng cường quản lý chất lượng công bố thông tin của công ty niêm yết, nhưng cũng đòi hỏi UBCK cần mạnh tay hơn nữa trong việc xử phạt vi phạm về công bố thông tin.

Tình trạng chậm công bố thông tin của các công ty niêm yết đang diễn ra ngày càng phổ biến. Vài ngày trước, Sở GDCK TP.HCM đã có công văn nhắc nhở một loạt công ty niêm yết vi phạm trong công bố thông tin về giao dịch cổ phiếu như: CTCP Tập đoàn Hà Đô (HDG), CTCP Tấm lợp vật liệu xây dựng Đồng Nai (DCT) CTCP Công nghệ mạng và truyền thông (CMT) CTCP Thiết bị phụ tùng Sài Gòn (SMA) CTCP Quốc Cường Gia Lai (QCG). Có hàng tá các lý do "khách quan" mà các công ty đưa ra để biện minh cho vi phạm này.

Bà Nguyễn Thị Như Loan, Chủ tịch HĐQT QCG biện minh việc chậm công bố thông tin là do thời gian kết thúc giao dịch trùng với khoảng thời gian lãnh đạo QCG đi công tác Lào và Campuchia để khảo sát dự án thủy điện và cao su hơn 15 ngày. Nếu như lý do này của QCG được chấp nhận thì DN nào cũng có thể vi phạm về công bố thông tin mà vẫn bình yên vô sự. Đáng chú ý, đây không phải là lần đầu tiên QCG chậm công bố thông tin. Quý IV năm 2010, QCG cũng xin chậm nộp báo cáo tài chính "vì lý do thời gian nghỉ Tết kéo dài, ảnh hưởng đến tiến độ tập hợp số liệu của các công ty con của Quốc Cường Gia Lai, dẫn đến việc bị chậm trễ phát hành báo cáo hợp nhất theo quy định của Sở Giao dịch Chứng khoán".

Xét về quy mô, QCG có số vốn điều lệ 1.215 tỷ đồng, có 7 công ty thành viên hoạt động trong lĩnh vực bất động sản và 1 công ty xây dựng, nhỏ hơn nhiều quy mô của các tập đoàn khác đang niêm yết như Hòa Phát hay các ngân hàng. Nhưng các tập đoàn, ngân hàng này không hề vi phạm công bố thông tin, không chậm nộp báo cáo tài chính vì những lý do "khách quan" như QCG nêu ra.

Không riêng gì QCG, mà nhiều công ty niêm yết, công ty đại chúng khác khi vi phạm về công bố thông tin  cũng đổ tại lý do “khách quan” như CTCK An Thành từng nêu lý do kế toán trưởng nghỉ sinh khi chậm nộp báo cáo tài chính năm 2010. Rõ ràng, không một NĐT nào có thể hài lòng với lý do vi phạm công bố thông tin kiểu như bận đi công tác, vướng nghỉ tết, kế toán nghỉ sinh… Những lý do khách quan này cho thấy sự non kém trong công tác quản trị DN.

Trong tháng 9, UBCK đã ra thông báo về việc tăng cường giám sát, xử lý vi phạm về chế độ báo cáo, công bố thông tin. Liền sau đó, cơ quan này đã ra hàng loạt quyết định xử phạt vi phạm về công bố thông tin, chủ yếu là vi phạm về chậm công bố kết quả giao dịch. Tuy nhiên, đây là dạng vi phạm dễ xử lý nhất.

Để nâng cao chất lượng công bố thông tin của DN, ngoài việc nâng cao mức độ xử phạt hành chính, UBCK cần tích cực công bố nhận định của mình về hành vi vi phạm và có khuyến cáo phù hợp cho NĐT và DN. Cụ thể, để đưa ra mức phạt hành chính hợp lý, UBCK đã xác minh tính chất vi phạm, tính hợp lý của những lý do DN giải trình khi vi phạm công bố thông tin... Nhưng trong các quyết định xử phạt hành chính mà UBCK đưa ra, lại chỉ có một câu rất chung chung là "xét tính chất và mức độ vi phạm", và số tiền phạt. Điều mà NĐT quan tâm là lập luận, phán xét của Ủy ban khi quyết định phạt hành chính ở các mức khác nhau (với DN, cá nhân này là 10 triệu, với DN, cá nhân khác là 60 triệu đồng...). Chỉ có như vậy, mới có thể khiến đối tượng vi phạm thấy được hậu quả cả về vật chất và uy tín danh dự trên TTCK khi chậm công bố thông tin và giúp tránh được những rủi ro cho NĐT. 

Thành Nam

đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   VHC chiếm đất công (18/10/2011)

>   LCM tiếp tục giải trình về việc tăng trần (17/10/2011)

>   VE2: Cổ phiếu giảm sàn liên tục do thị trường (17/10/2011)

>   IVS: Thay đổi tên công ty (17/10/2011)

>   Vinatrans: Giải thể Công ty Hàng không Toàn cầu Vina Vinatrans (17/10/2011)

>   PVF bổ sung nghiệp vụ mua, bán trái phiếu doanh nghiệp (17/10/2011)

>   Choáng với kiểu ra tin “tồn” của doanh nghiệp (17/10/2011)

>   Nghi vấn quanh việc cổ phiếu DHT “thăng hoa”? (14/10/2011)

>   KEVS: Thay đổi địa chỉ Chi nhánh Đồng Nai (14/10/2011)

>   PVE không nhận chuyển nhượng cổ phần WorleyParson và Heerim-PVC (14/10/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật