Thứ Ba, 18/10/2011 08:21

Dầu giảm do nỗi lo Eurozone và số liệu kinh tế Mỹ trái chiều

(Vietstock) - Giá dầu giảm trong phiên giao dịch ngày thứ Hai do các số liệu kinh tế trái chiều của Mỹ và sau khi các quan chức Đức cho rằng cuộc họp thượng đỉnh sắp tới của Eurozone sẽ chưa thể đưa ra được giải pháp đối với cuộc khủng hoảng nợ khu vực.

* USD tăng mạnh, vàng rút lui khỏi mức cao 3 tuần

* Đức thận trọng về kế hoạch giải quyết khủng hoảng nợ, Dow Jones sụt gần 250 điểm

Giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 11 trên sàn NYMEX hạ 42 xu (0.5%) xuống 86.38 USD/thùng.

Phạm vi giao dịch của giá dầu trong phiên là từ  85.88 - 88.18 USD/thùng.

Giá dầu thô Brent giao tháng 12 trên sàn giao dịch London rớt 2.07 USD/thùng (1.8%) xuống 110.16 USD/thùng.

Một số nhà đầu tư đã mua vào các hợp đồng dầu trước cuộc họp của G20 vào ngày thứ Sáu nhưng bán ra vào ngày thứ Hai sau lời cảnh báo của Đức.

Người phát ngôn của Thủ tướng Đức Angela Merkel đã cảnh báo nhà đầu tư rằng các nhà lãnh đạo châu Âu sẽ chưa đưa ra được một giải pháp toàn diện đối với cuộc khủng hoảng nợ Eurozone tại hội nghị thượng đỉnh vào cuối tuần này.

Liên quan đến các số liệu kinh tế trái chiều của Mỹ, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thông báo sản lượng công nghiệp tăng 0.2% trong tháng 9, cao hơn dự báo tăng 0.1% của các nhà kinh tế và khép lại quý phục hồi của các hoạt động thuộc lĩnh vực sản xuất. Tuy nhiên, sản lượng công nghiệp tháng 8 lại bị điều chỉnh giảm từ 0.2% xuống 0%.

Trong khi đó, hoạt động sản xuất tại bang New York lại rớt xuống mức -8.5% trong tháng 10, khả quan hơn mức -8.8% trong tháng 9.

Các sản phẩm năng lượng khác cũng có cùng xu hướng với giá dầu. Giá xăng giao tháng 11 hạ 8 xu (2.9%) xuống 2.74 USD/gallon.

Giá dầu nhiên liệu giao tháng 11 giảm 4 xu (1.4%) xuống 3.01 USD/gallon.

Giá khí thiên nhiên giao tháng 11 mất 2 xu (0.4%) xuống 3.69 USD/MMBtu.

Thu Ngân (Theo MarketWatch, Bloomberg)

Các tin tức khác

>   Giá xăng lại sắp giảm mạnh? (16/10/2011)

>   Dầu tiến 4.6%/tuần lên sát 87 USD/thùng (15/10/2011)

>   Dầu hạ tiếp 1.6%, dầu Brent dứt 6 phiên tăng (14/10/2011)

>   Chuyên gia kinh tế hiến kế để giảm giá xăng (14/10/2011)

>   Đầu tư dầu mỏ thế giới tăng bất chấp khủng hoảng (13/10/2011)

>   Brent tăng phiên thứ 6, dầu tương lai giảm nhẹ (13/10/2011)

>   OPEC: Tiêu thụ dầu không tăng như dự báo (12/10/2011)

>   Leo dốc liền 5 phiên, dầu tăng vọt 13% (12/10/2011)

>   Bất ngờ giá xăng (12/10/2011)

>   Sẽ chỉ giảm giá dầu? (11/10/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật