Thứ Năm, 13/10/2011 22:51

Có nên bảo vệ đồng tiền của nước khác?

Dự thảo Luật Bảo hiểm tiền gửi sắp trình Quốc hội xem xét để thông qua. Nhưng các chuyên gia kinh tế vẫn chưa thống nhất với nhau về quy định "không bảo hiểm đối với tiền gửi bằng ngoại tệ".

Một số chuyên gia kinh tế không đồng tình với quy định chỉ bảo hiểm cho tiền gửi bằng đồng Việt Nam, như trong dự thảo luật. Vì làm như thế có thể sẽ không khuyến khích người có ngoại tệ gửi tiền vào ngân hàng, hoặc họ sẽ phải chuyển đổi ngoại tệ thành tiền Việt Nam và bị thiệt hại do chênh lệch tỷ giá mua và bán.

Theo các chuyên gia này, nếu bảo hiểm cả với tiền gửi ngoại tệ, sẽ tạo cơ hội cho các ngân hàng thu hút được nguồn ngoại tệ lớn từ người dân.

Tuy vậy, theo chuyên gia kinh tế Vũ Thành Tự Anh, ở hầu hết các nước trên thế giới, khi một đồng tiền được công nhận chính thức thì cũng đồng nghĩa với việc bảo hiểm tiền gửi chỉ dành cho đồng tiền đó. Vì vậy, ở Việt Nam, nếu chấp nhận bảo hiểm tiền gửi áp dụng cho cả vàng và ngoại tệ, thì mặc nhiên cũng công nhận sự chính thức của chúng. Như vậy, vô hình trung, vàng - một tài sản cất giữ lâu đời, ngoại tệ - đồng tiền của nước khác tiếp tục được bảo vệ, điều này làm giảm giá trị của tiền đồng, vốn đang được coi là đồng tiền chính thức của Việt Nam.

Lãnh đạo một số ngân hàng cũng cho rằng bảo hiểm tiền gửi ngoài việc bảo vệ quyền lợi cho người gửi tiền nó còn góp phần giúp cho ổn định nền tài chính vĩ mô, tránh hiện tượng người gửi tiền bị hoảng loạn dây chuyền khi một ngân hàng nào đó phá sản. Tuy nhiên, nếu bảo hiểm cho cả tiền gửi ngoại tệ hay vàng, thì khoản tiền đưa ra để bảo hiểm sẽ lớn hơn rất nhiều, có thể vượt qua quy mô chi trả của nhà nước.

Ở một góc cạnh khác, giới ngân hàng đề nghị nên sửa đổi các bất cập liên quan đến bảo hiểm tiền gửi hiện nay. Cụ thể như mức bảo hiểm tối đa 50 triệu đồng đã không còn hợp lý, trong bối cảnh tiền đồng mất giá do lạm phát và nhiều cá nhân, tổ chức hiện nay cũng đã gửi những khoản tiền lên đến vài chục tỉ đồng. Thêm vào đó, theo quy định hiện nay, phí bảo hiểm tiền gửi phải đóng chỉ có 0,15%, trong khi tại các nước, con số này thường từ 1% trở lên. Vì vậy, khi có sự cố, liệu Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có thể đủ tiền để đứng ra chi trả?

Việc áp dụng cơ chế tính phí cố định giống nhau cần phải có sự đánh giá lại. Mức phí nên linh hoạt tùy thuộc vào mức độ uy tín và mức độ rủi ro của mỗi tổ chức tín dụng. Nếu làm được như vậy, thì các tổ chức tín dụng sẽ tìm cách nâng cao vị thế, giảm thiểu các rủi ro.

Tuy vậy, muốn thực hiện việc áp phí này thì phải nâng cao năng lực quản lý, đánh giá rủi ro của phía các cơ quan quản lý nhà nước và Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, đồng thời cũng cần phải có sự hỗ trợ tích cực của các công ty định mức tín nhiệm độc lập.

Thanh Thương

tbktsg online

Các tin tức khác

>   Gần 29.000 tỉ đồng giao dịch qua thẻ trong 9 tháng (13/10/2011)

>   3 ngày, NHNN bơm 9.000 tỉ đồng qua thị trường mở (13/10/2011)

>   Lãi suất huy động - Lách hợp luật? (13/10/2011)

>   Ngân hàng Nhà nước tiếp tục nâng tỷ giá USD/VND (13/10/2011)

>   Sẽ có ít ngân hàng hơn? (13/10/2011)

>   Cạm bẫy “tín dụng đen” (13/10/2011)

>   Báo động rủi ro cơ cấu kỳ hạn (13/10/2011)

>   Ts Võ Trí Thành: Giảm lạm phát để chống lại tình trạng đô la hóa (12/10/2011)

>   Chuyên gia: Tình hình ngoại tệ chưa căng thẳng (12/10/2011)

>   Kiến nghị tăng tỷ lệ trúng thầu trên thị trường mở (12/10/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật