Thứ Hai, 19/09/2011 11:58

Trách nhiệm của tập đoàn trong việc thua lỗ, nợ nần

Báo cáo về tình hình thua lỗ, nợ nần của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước của Đảng ủy khối doanh nghiệp Trung ương công bố mới đây, cho chúng ta thấy một bức tranh rất đáng lo ngại. EVN dự báo lỗ trong năm 11.669 tỷ đồng, Vinalines 6 tháng lỗ 660 tỷ đồng. Tổng công ty Xăng dầu trong 7 tháng lỗ 1.449 tỷ đồng…

Những thông tin này từ trước đến nay không được công khai minh bạch. Nay công bố ra thì một số tập đoàn lại chối trách nhiệm. Có đơn vị thanh minh không phải lỗi của tập đoàn, rằng lỗ do bị chiếm dụng vốn, lỗ do cơ chế giá... Vậy đâu là sự thật? Người dân không thấy đâu là trách nhiệm của chủ sở hữu, đâu là của nhà quản lý.

Việc một loạt nhà máy xi măng phải nhờ Nhà nước đứng ra trả nợ thay cũng cho thấy nhiều điều bất ổn. Những đơn vị được coi là xương sống của nền kinh tế dường như quá quen với sự hỗ trợ của Nhà nước mỗi khi khó khăn. Khi doanh nghiệp không trả được nợ thì Bộ Tài chính phải đứng ra tạm thời trả nợ thay với hy vọng doanh nghiệp sẽ trả nợ sau. Đây là biểu hiện đáng lo ngại, thể hiện việc đầu tư và chất lượng đầu tư thấp.

Việc các doanh nghiệp bị công khai chuyện lỗ lớn là dịp thích hợp để xem xét lại một cách nghiêm túc cơ chế quản lý các doanh nghiệp nhà nước. Đã đến lúc phải chuyển sang cơ chế quản lý mà Trung Quốc đã áp dụng khá thành công: Quản lý dựa trên hiệu quả.

Họ quy định rõ doanh nghiệp này phải có kết quả thế này, tăng năng suất lao động, nâng cao lợi nhuận, tỷ lệ xuất khẩu tăng thêm bao nhiêu phần trăm. Ai chấp nhận, có phương án thì đề xuất lên hội đồng đánh giá. Trên cơ sở đó, bộ trưởng sẽ bổ nhiệm người đứng đầu các đơn vị. Sau khi bổ nhiệm, trong vòng 3 năm anh phải thực hiện xong các đề xuất của mình.

Bên cạnh đó, từ lâu chúng ta muốn bỏ vai trò bộ chủ quản và xác định rõ vai trò chủ sở hữu nhưng vẫn chưa làm được. Đến nay trách nhiệm bộ chủ quản và chủ sở hữu đều không rõ. Việc đưa các tập đoàn lên trực tiếp trực thuộc Thủ tướng làm cho chức năng quản lý của các bộ khác bị hạn chế rất nhiều. Thiết nghĩ cần xem xét lại cơ chế quản lý này vì có thể gây ra ngoại lệ, đồng thời làm giảm khả năng giám sát của các cơ quan chức năng.

TS Lê Đăng Doanh (Phạm Tuyên ghi)

tiền phong

Các tin tức khác

>   Bộ Tài chính đề xuất WB thêm hình thức tài trợ trực tiếp vào ngân sách (18/09/2011)

>   Việt Nam muốn có cơ quan xếp hạng tín nhiệm riêng (16/09/2011)

>   ADB: Việt Nam cần tiếp tục thắt chặt tiền tệ (14/09/2011)

>   Giá - Lương - Tiền và công cụ lãi suất (08/09/2011)

>   NHNN: Tạm thời chưa áp dụng quy định tỷ lệ sử dụng vốn tại Thông tư 13 và 19 (29/08/2011)

>   Kích hoạt thị trường cho thuê tài chính (25/08/2011)

>   Eximbank ưu đãi lãi suất 17%/năm cho xuất khẩu (24/08/2011)

>   Kiểm soát chặt vay nợ của các tập đoàn (22/08/2011)

>   Áp lực tỷ giá cuối năm (22/08/2011)

>   Đông đảo chuyên gia góp ý Thủ tướng: Kéo giảm ngay lãi suất (21/08/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật