Thứ Năm, 29/09/2011 08:56

Khi doanh nghiệp cấp nước không muốn đầu tư...

Tiếng là cổ phần hoá, nhưng công ty chúng tôi cũng giống như người làm công ăn lương, chẳng quyết định được chuyện lời lãi thì lấy đâu ra vốn để đầu tư lắp đặt, mở rộng mạng cấp nước?

Ông Nguyễn Xuân Cầu, giám đốc công ty cổ phần cấp nước Thủ Đức (TDW) cho biết như thế. Theo ông, công ty cổ phần cấp nước Thủ Đức muốn đầu tư mở rộng chỉ có cách vay vốn của tổng công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO), nhưng có đầu tư mở rộng cũng chẳng có lợi gì thêm mà còn mắc nợ.

Bị triệt tiêu động lực kinh doanh

Ông Cầu cho biết, giá nước bình quân mà SAWACO thu của các công ty cấp nước khu vực được tính bằng cách: giá nước bình quân mà các công ty cấp nước bán ra trừ chi phí. Vì giá bình quân bán ra của các công ty do SAWACO nắm, nên nếu công ty bán được nhiều nước, biết áp dụng kỹ thuật để giảm chi phí thì SAWACO thu được nhiều. Còn công ty nào để chi phí tăng lên thì số tiền phải nộp cho SAWACO sẽ giảm xuống.

“Cách tính như vậy là khá bất cập, các công ty cấp nước không có động lực để đầu tư kinh doanh, giảm chi phí, thất thoát”, ông Cầu nói. Phải chăng đây chính là lý do khiến mạng lưới cấp nước phát triển chậm, tỷ lệ nước thất thoát không giảm?

Ông Trương Khắc Hoành, tổng giám đốc công ty cổ phần BOO nước Thủ Đức, giải thích, dù các công ty biết được lượng nước đầu vào ở khu vực mình, nhưng không muốn đầu tư để giảm thất thoát nước, vì biết sẽ chẳng thu thêm được đồng lợi nhuận nào do cách tính giá nước bình quân của SAWACO như trên.

Giá của SAWACO dễ sinh tiêu cực

Các công ty cấp nước đều có chung nhận định, cách tính giá nước bình quân hiện nay của SAWACO dễ dẫn đến tiêu cực, gây thất thu cho chính SAWACO. Ông Nguyễn Doãn Xã, phó giám đốc công ty cổ phần cấp nước Nhà Bè, cho biết, chỉ cần các đơn vị cấp nước không trung thực hoặc không quan tâm đến chuyện điều tra, tìm hiểu kỹ hộ sử dụng nước thuộc đối tượng nào để áp dụng đúng giá nước sẽ làm ảnh hưởng đến giá nước bình quân mà SAWACO thu của các công ty. “SAWACO cần phải đưa ra một mức giá bình quân cố định. Khi đó, nếu công ty cấp nước nào làm tốt công tác quản lý để tăng giá nước bình quân, đầu tư công nghệ để tiết giảm chi phí quản lý thì họ sẽ có thêm lợi nhuận, đồng thời còn tránh được những tiêu cực xảy ra, gây thất thu cho ngành nước”, ông Xã kiến nghị.

Tuy nhiên, về lâu dài, các nhà chuyên môn cho rằng, SAWACO cần phải nhanh chóng tháo gỡ cho các công ty cấp nước. Để tăng lợi nhuận có ba yếu tố gồm: tăng doanh thu, giảm giá vốn đầu vào, và giảm chi phí quản lý. Trong đó, muốn giảm giá vốn đầu vào thì phải giảm được tỷ lệ thất thoát nước. Do đó, SAWACO phải khẩn trương có một lộ trình hoàn thành việc phân vùng tách mạng, gắn đồng hồ tổng cho từng công ty cấp nước để kiểm soát lượng nước đầu vào nhằm thực hiện chống thất thoát nước, chứ không thể bao cấp chuyện thất thoát nước như hiện nay.

Phải giải bài toán lợi ích

TS Ngô Hoàng Văn, phó chủ tịch hội Nước và môi trường TP.HCM đặt vấn đề: SAWACO phải đưa ra tỷ lệ thất thoát nước chấp nhận là bao nhiêu, nếu công ty nào chống thất thoát nước tốt, giảm được tỷ lệ nước thất thoát thấp hơn mức chấp nhận sẽ được hưởng lượng nước dôi ra, khi đó sẽ giúp các công ty tăng thêm lợi nhuận, kích thích nhà đầu tư”.

Cùng quan điểm trên, ông Trương Khắc Hoành cho rằng, SAWACO có thể áp dụng mô hình hợp tác công – tư mà hiện nay nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng rất thành công. Ở đó, SAWACO có thể tổ chức đấu thầu để chọn ra nhà quản lý và đưa ra một số tiêu chí thoả thuận như: giá nước, số lượng khách hàng, kế hoạch phát triển từng năm, tỷ lệ nước thất thoát… Nếu nhà quản lý đạt được các tiêu chí thoả thuận trên sẽ được hưởng bao nhiêu phần trăm lợi nhuận, thưởng bao nhiêu, còn nếu không đạt sẽ có mức phạt như thế nào. “Với cách làm này, nhà quản lý phải có cam kết về phát triển mạng, kế hoạch phát triển từng năm. Khi đó họ mới tìm cách đầu tư để giảm tỷ lệ nước thất thoát xuống nhằm tăng lợi tức”, ông Hoành nói.

Hồ Quang

sài gòn tiếp thị

Các tin tức khác

>   IJC: Tăng trần do cổ phiếu được đưa vào FTSE Vietnam Index (28/09/2011)

>   KTT giảm sàn liên tiếp do cung cầu thị trường (28/09/2011)

>   Ô tô Hòa Bình: ấm ức của cổ đông có được giải tỏa? (28/09/2011)

>   TRI thành lập chi nhánh tại Cần Thơ (28/09/2011)

>   Navibank bị phạt 120 triệu đồng (28/09/2011)

>   NBB dọa cắt hợp đồng vì bị đòi giao nhà (28/09/2011)

>   Luật nào cho Quốc Cường, luật nào cho khách hàng? (28/09/2011)

>   VNSteel sang Nhật tìm đối tác (28/09/2011)

>   LCM: Tăng trần do được cấp phép khai thác mỏ chì kẽm (27/09/2011)

>   VDS, TVSI, AVS: Đóng cửa chi nhánh, phòng giao dịch (27/09/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật