Thứ Ba, 09/08/2011 16:41

Thị trường chứng khoán: Tháng 8, Thu buồn

Trong 14 nền kinh tế Đông Nam Á được khảo sát, số liệu mới nhất mà Ngân hàng Thế giới (ADB) thống kê cho thấy Việt Nam là nước có mức lạm phát cao nhất, tiền đồng phá giá nhiều nhất, thị trường chứng khoán (TTCK) giảm giá sâu nhất, dự trữ ngoại hối mỏng nhất... Việc giữ vị trí số quán quân từ dưới lên ở hầu hết các tiêu chí thống kê đang trở thành nỗi buồn với các nhà đầu tư (NĐT).

Bình mới, rượu cũ

Với sự thay đổi của vị trí Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thì nhiều chuyên gia cho rằng trong tháng 8, nhiều khả năng sẽ có những điều chỉnh nhất định đối với chính sách tiền tệ hiện tại.

Tuy nhiên, dựa trên những gì đang quan sát thấy, thì chính sách thắt chặt tiền tệ và tài khóa sẽ vẫn tiếp tục được duy trì.

Thậm chí khả năng tăng dự trữ bắt buộc hoặc sử dụng tín phiếu bắt buộc của NHNN nhằm tiếp tục thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt không phải là điều không thể xảy ra vào lúc này khi mà việc sử dụng công cụ OMO (thị trường mở) trong thời gian vừa qua đã không mang lại kết quả như kỳ vọng và dư địa cho việc thực thi công cụ này không còn nhiều.

Tất nhiên, một sự thay đổi nếu có khả năng sẽ bắt đầu xảy ra vào nửa cuối tháng 8 này và thắt chặt tiền tệ không bao giờ là nhân tố tích cực đối với TTCK.

Hơn nữa, các thống kê mối liên quan giữa các sự kiện lớn và diễn biến của TTCK cũng là một công cụ thường xuyên được các NĐT sử dụng để dự báo diễn biến của thị trường. Ở Việt Nam, do thời gian hoạt động của thị trường quá ngắn nên việc đưa ra dự báo theo xu hướng này chưa đủ mẫu để mang tính đại diện.

Tuy nhiên theo thống kê sơ bộ 2 lần bầu chọn các vị trí lãnh đạo vào năm 2007 và 2002 thì có 1 lần chứng khoán tăng giá sau đó và 1 lần chứng khoán giảm giá sau đó. Nhiều NĐT có kinh nghiệm cho rằng tỷ lệ hiện nay cũng chỉ là 5/5 nếu ai đó muốn đánh cược vào sự kiện này.

Nhà đầu tư rời bỏ thị trường

Với tình hình hiện tại, các NĐT nước ngoài cũ đang hoạt động ở Việt Nam coi đây là cơ hội ngàn năm có một nhưng ngân quỹ tiền mặt không còn nhiều, trong khi đó, dòng tiền đầu tư nước ngoài mới đã không chảy vào TTCK Việt Nam trước những lo ngại về rủi ro vĩ mô, tính minh bạch của thị trường...

Còn với các quỹ đầu tư nội lại tiếp tục có cái nhìn bi quan về triển vọng của thị trường kinh tế Việt Nam và thị trường vào lúc này. Trên thực tế, đã có một số quỹ đã phải rút vốn về để cứu công ty mẹ đang gặp khó khăn trong các lĩnh vực như bất động sản và do vậy lượng tiền thật của quỹ cũng không đáng kể.

Dòng tiền đầu tư trong nước thì càng tệ hơn, được thể hiện qua việc các công ty chứng khoán liên tục cắt giảm nhân sự thu hẹp hoạt động, nhiều nhân viên công ty chứng khoán đã bỏ nghề tìm các công việc khác.

Điều này khiến xã hội có cái nhìn thương cảm với những người tham gia lĩnh vực này. Có lẽ một nguyên tắc thông thường là dòng tiền sẽ chảy vào nơi có tỷ suất sinh lời cao nhất và khi TTCK tạo ra lợi nhuận, những người làm trong lĩnh vực chứng khoán cũng thường huy động được lượng tiền lớn và dễ dàng hơn.

Những nhân viên môi giới còn trụ lại thì liên tục tư vấn khách hàng đứng ngoài thị trường. Sự bi quan là điều mà các NĐT có thể cảm nhận thấy trên các báo phân tích thị trường.

Cuối cùng, không thể nhắc đến tâm lý của khối NĐT cá nhân và hiện nay họ là một bộ phận nhỏ duy nhất còn giữ được niềm tin trong khi đa số rất bi quan. Song cũng đã có không ít người không còn kiên nhẫn với diễn biến của thị trường và rút tiền ra gửi tiết kiệm là điều đang diễn ra trên thị trường.

Nhớ lại trước đây, nếu như TTCK có suy giảm khiến NĐT thua lỗ thì họ vẫn sẵn sàng bỏ thêm tiền đầu tư khi có những khoản lợi nhuận lớn từ thị trường bất động sản để bù đắp lại, nhưng nay kênh bất động sản còn khiến NĐT mất nhiều hơn. Do vậy, ngồi chờ vẫn là xu hướng chung của nhiều NĐT lớn trong thời gian qua.

Lỗi tại ai?

Từ thực tế trên cho thấy những nhân tố vĩ mô của nền kinh tế như lạm phát hay lãi suất trên thực tế đã không còn quá quan trọng. Bởi lẽ, giá cổ phiếu hầu như không phản ứng điều chỉnh quá nhiều với những thông số được công bố thậm chí ngay cả với những doanh nghiệp công bố lãi cao với mức tăng trưởng ấn tượng 30% - 50% thì sự tăng mua là không đáng kể và không thể át được lực cung của thị trường.

Sự bi quan đang được thể hiện rất mạnh mẽ trên các diễn đàn, các NĐT đổ lỗi cho sự thua lỗ hiện tại là do ủy ban chứng khoán và trong thang điểm khảo sát đánh giá vai trò của ủy ban chứng khoán với TTCK hơn 65% NĐT cho điểm 1 trong thang điểm 10.

Như vậy, không quá bi quan về viễn cảnh của thị trường nhưng nếu xét theo khía cạnh cơ bản, nhưng thật khó có thể kỳ vọng sự chuyển biến tích cực của thị trường ngay trong thời gian tới khi mà các yếu tố vĩ mô thậm chí có thể xấu đi trong ngắn hạn. Ở khía cạnh phân tích kỹ thuật, diễn biến của thị trường cho thấy thị trường có khả năng phục hồi tăng giá trở lại.

Có điều đợt tăng giá này chỉ là sóng phục hồi hay là sự đảo chiều xu hướng thực sự thì cần phải có sự xác nhận trong giao dịch. TTCK thường đi trước diễn biến từ nền kinh tế từ 6 - 9 tháng và trong quá khứ không phải lúc nào nó cũng đi thuận chiều với diễn biến của nền kinh tế (có những thời điểm thị trường vẫn tăng giá dù nền kinh tế liên tục đi xuống và ngược lại).

Nhiều chuyên gia khẳng định, trước bình minh bao giờ cũng là bóng tối nhưng để trả lời câu hỏi tối đến bao giờ thì không có chuyên gia nào có thể khẳng định được. Có lẽ giá và khối lượng giao dịch vẫn sẽ mang lại câu trả lời chính xác nhất.

Vũ Duy Khánh

doanh nhân sài gòn

Các tin tức khác

>   UPCoM-Index xác lập đáy mới 31,24 điểm  (09/08/2011)

>   Ngày 09/08: Nước ngoài lại "ồ ạt" gom cổ phiếu STB (09/08/2011)

>   09/08: Bản tin 20 giờ qua (09/08/2011)

>   UPCoM-Index giảm nhẹ còn 31,94 điểm (08/08/2011)

>   Từ nay đến cuối năm, nên đầu tư vào đâu? (08/08/2011)

>   Ngày 08/08: Khối ngoại tiếp tục bán ròng hơn 52 tỷ đồng (08/08/2011)

>   Chứng khoán ngóng lãi suất: Nghe lời nói, chờ hành động (08/08/2011)

>   Thị trường chứng khoán không bị bỏ rơi (08/08/2011)

>   Tiếng nói nhà đầu tư: Tín hiệu của niềm tin (08/08/2011)

>   Sự kiện doanh nghiệp niêm yết tuần 08-12/08 (08/08/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật