Thứ Sáu, 12/08/2011 10:02

Kinh doanh vàng - Việt Nam bao giờ cũng thua

Kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài lỗ; xuất khẩu giá thấp, nhập khẩu giá cao, Việt Nam hầu như luôn bị thua khi kinh doanh vàng với thế giới và hậu quả là ngoại tệ lại chảy ra nước ngoài.

Ngày 18.1.2006, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có Quyết định số 03/2006/QĐ-NHNN, cho phép các tổ chức tín dụng và các DN kinh doanh vàng được tham gia hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài. Từ năm 2006 đến năm 2010, một số ngân hàng thương mại (NHTM) đã tự phát lập sàn vàng trong nước.

Vào cuối năm 2008, năm 2009, các sàn vàng đã biến tướng, việc kinh doanh không gắn với vàng vật chất mà thực chất là cho phép kinh doanh vàng trên tài khoản ở trong nước là loại hình kinh doanh chênh lệch giá, và các sàn còn cho phép nhà đầu tư  (NĐT) sử dụng đòn bẩy tài chính rất cao.

Việc các chủ sàn vàng kinh doanh trên tài khoản nước ngoài và nhận  nhận lệnh của NĐT, chuyển lệnh ra nước ngoài thông qua hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài của chủ sàn thực chất là hoạt động đầu tư ra nước ngoài của NĐT trong nước. Khi NĐT trong nước tính toán sai/thua lỗ, sẽ xảy ra tình trạng mất ngoại tệ ra nước ngoài làm giảm cung ngoại tệ trong nước, tạo sức ép lên tỉ giá VND/USD.

Hẳn nhiều người còn nhớ tình cảnh của những NĐT trên sàn vàng những năm trước. Chính vì vậy, 4 năm sau, vào ngày 6.1.2011, NHNN đã phải ban hành thông tư số 01/2010/TT-NHNN chấm dứt hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài của các tổ chức tín dụng, DN được cấp phép trước đó.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu đá quý, kim loại quý và sản phẩm 7 tháng  đầu năm 2011 đạt khoảng 2 tỉ USD. Xuất khẩu vàng mạnh nhất là vào tháng 6 đạt trên 12 tấn, nhiều hơn cả 5 tháng đầu năm cộng lại, Thời điểm cuối tháng 7 vừa qua, khi giá vàng quốc tế lên cao, trong vòng 1 tuần, Việt Nam đã xuất khẩu 5 tấn vàng. Những số liệu mà báo chí ca ngợi là giúp “làm đẹp” cán cân thương mại của quốc gia.

Về việc xuất khẩu vàng thu ngoại tệ vừa qua đã ý kiến cho rằng đạt được hai mục đích: (1)Thu hút (giải quyết) được lượng vàng lớn đang tích trữ trong dân đang không có đầu ra vì các NHTM gần như  không được  huy động vốn bằng vàng; (2) Thu được một nguồn ngoại tệ đáng kể cho Việt Nam (làm giảm nhập siêu, tăng dự trữ ngoại hối). Có người ca ngợi các NĐT trong nước thắng lớn. Tuy nhiên, diễn biến giá vàng trong những ngày đầu tháng 8 cho thấy Việt Nam vẫn luôn bị thua thiệt trong kinh doanh vàng.

Trước đây, NĐT trong nước mất tiền cho các chủ sàn vàng nước ngoài (những kẻ cầm cái) thì nay việc xuất vàng trong 7 tháng đầu năm nay có thể đã mất hết lãi khi giá vàng tăng dữ dội  như mấy ngày qua (từ đầu tháng 7 đến nay, giá vàng thế giới liên tục tăng từ mức 1.494USD/oz ngày 1.7.2011 đã lên mức 1.716USD/oz ngày 8.8.2011).

Nếu giá vàng tiếp tục tăng nữa thì DN trong nước sẽ  lỗ vì về cơ bản Việt Nam không phải là nước sản xuất vàng, đa phần lượng vàng có trong nước là nhập khẩu về. DN Việt Nam đang rơi vào tình trạng xuất khẩu giá thấp,  nhập khẩu giá cao và ngoại tệ (với số lượng lớn hơn) lại chảy ngược ra nước ngoài.

Mặc dù NHNN khuyến cáo việc mua vàng trong thời gian này chứa đựng nhiều rủi ro cho những người nắm giữ vàng nhưng, với những ý kiến của các chuyên gia trong và ngoài nước phân tích vàng có thể lên đến 2.000USD/oz vẫn khiến người dân lao đi mua vàng.

Nếu NHNN không nhanh chóng có những khuôn khổ pháp lý mới để quản lý chặt chẽ thị trường vàng, đồng thời tạo cơ chế thích hợp để có sự liên thông nhanh nhạy giữa thị trường vàng trong nước với thị trường vàng quốc tế, làm mặt bằng giá vàng trong nước không quá cách biệt so với mặt bằng giá vàng quốc tế thì kinh doanh vàng ở Việt Nam vẫn đem lại rủi ro cho người dân, NĐT và cả nền kinh tế.

Bắc Nam

LAO ĐỘNG

Các tin tức khác

>   Thị trường vàng dần cắt cơn 'điên loạn' (12/08/2011)

>   Việt Nam không thiếu vàng (12/08/2011)

>   Vàng đảo chiều giảm mạnh sau kỷ lục 1,817.60 USD/oz, dầu vọt hơn 3% (12/08/2011)

>   Cấm xuất khẩu, thị trường vàng hết bị lũng đoạn? (12/08/2011)

>   Dân Ấn Độ cũng nháo nhác mua vàng (11/08/2011)

>   Nhân dân tệ “rủ” Yên Nhật cùng lập kỷ lục (11/08/2011)

>   Mới có 1 tấn vàng được nhập khẩu (11/08/2011)

>   Vàng xập xình dưới mốc 46 triệu đồng/lượng (11/08/2011)

>   CME nâng tỷ lệ ký quỹ, giá vàng vẫn lên kỷ lục 1,807 USD/oz (11/08/2011)

>   Lúng túng nhập vàng (11/08/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật