Chứng khoán lao dốc, bạc tỷ 'đội nón' ra đi...
Nếu vài năm trước đây, thị trường chứng khoán luôn mang lại cho các nhà đầu tư sự phấn khích cùng với những khoản lời khổng lồ, thì hiện nay kênh đầu tư này lại đã lấy đi của họ khá nhiều tiền bạc và tài sản, trong đó có nhiều người đã mất đến vài mảng đất thành phố Hà Nội lên đến hàng tỷ đồng chỉ vì thị trường sụt quá nhanh.
Nhà đầu tư mất hàng tỷ vì chứng khoán…
Trong 11 năm qua, kinh tế Việt Nam đã đạt được những kết quả quan trọng trên các phương diện về tăng trưởng, cải thiện thu nhập người dân, sắp xếp đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, phát triển hệ thống tài chính – ngân hàng. Đặc biệt, cùng với quá trình cải cách, đổi mới nền kinh tế đất nước, thị trường chứng khoán Việt Nam đã được hình thành và không ngừng phát triển.
Cho đến nay, mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam chưa để xảy ra đổ vỡ như một số nước. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, kinh tế – thương mại thế giới suy giảm cũng như những khó khăn về kinh tế trong nước, thị trường chứng khoán Việt Nam đã gặp phải nhiều thách thức và khó khăn.
Điều nay đã khiến cho thị trường chứng khoán trong nước vốn được xem là khá ăn khách trong những năm mới hình thành, nay lại trở nên kém hấp dẫn hơn hơn bao hết.
Bác Bình, một nhà đầu tư chứng khoán đã bước sang tuổi 65 với kinh nghiệm 4 năm đầu tư chứng khoán cho biết, năm đầu tiên bước chân vào kênh đầu tư này bác đã khá may mắn và thuận lợi khi những cổ phiếu đầu tư liên tục tăng giá và khoản lời thu về cũng khá cao. Tưởng chừng đây là một kênh đầu tư khá an toàn và hấp dẫn khi tuổi đã về giá, nên những năm tiếp theo mọi tài sản trong mấy chục năm đi làm gồm mấy mảnh đất ở Hà Nội bác đã bán đi gom tiền mua cổ phiếu.
Tuy nhiên, điều không may mắn lại xảy ra, kể từ khi bác đổ hết tài sản vào mua cổ phiếu trên sàn Hà Nội (khoảng 8 tỷ đồng) thì thị trường lại trượt giảm nặng nề. Lúc đầu các cổ phiếu mà bác mua chỉ mất giá một ít, nhưng vì chủ quan và hy vọng rằng nó sẽ tăng điểm trở lại, nhưng điều đó đã không xảy ra mà ngày càng lao dốc càng mạnh̃. Đến thời điểm này, 3 năm đã trôi qua cổ phiếu mà bác mua đã mất đi khoảng 80% giá trị. Đây là một mất mát khá lớn, khiến quyết định bán ra trở nên khó khăn hơn bao giờ hết, bác Bình tâm sự.
“Nhiều bạn bè trên sàn chứng khoán khuyên tôi là nên chấp nhận sự thực này mà có cách đầu tư sáng suốt hơn. Khi nào giá cổ phiếu lên thì phải bán ra ngay để cắt lỗ, chứ đợi gỡ lại vốn thì khó có thể xảy ra vì thị trường sẽ không bao giờ trở lại được thời hoàng kim như trước kia. Nghe cũng có lý, những không hiểu sao tôi lại không làm được, có lúc lấy điện thoại ra định gọi để bán ra nhưng lại thôi vì sợ nó sẽ tiếp tục tăng cao”, bác Bình chia sẻ.
“Chính sự lưỡng lự của tôi mà 3 năm trôi qua, số tài sản này đã sụt giảm nặng nề, từ thời điểm 8 tỷ đồng đến giờ chỉ còn chưa đầy 1 tỷ đồng. Hỏi tại sao tôi không lưỡng lự và khó quyết định? Bây giờ tôi chỉ biết chờ đợi và hy vọng thị trường chứng khoán sẽ nhanh vực dậy để có thể thu lại vốn thôi”, bác Bình buồn bã nói.
Không giống như bác Bình, anh An một nhà đầu tư chứng khoán trên sàn của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn lại tỏ ra không ngoan hơn, khi chọn giải pháp cắt lỗ ngay khi thị trường lên điểm.
Anh An cho biết, trong 5 năm bước chân vào kênh đầu tư chứng khoán anh đã mất khoảng 2 tỷ đồng do chênh lệch giữ thời điểm mua cổ phiếu và thời điểm báń. Tuy nhiên sự mất mát này lại cho anh một kinh nghiệm để đời trong việc đưa ra quyết định giao dịch.
"Đầu tư chứng khoán là một thú đam mê đã ăn vào máu rồi, giờ tôi không thể rứt ra được. Mặc dù thời gian này thị trường liên tục “đao” thảm hại, nhưng tôi lại không phải chịu lỗ như trước, vì hiện tôi chỉ mua cổ phiếu của công ty làm ăn tốt, có giá hợp lý sau đó sẽ bán ra ngay khi thị trường tăng điểm. Cách làm này tuy không đem lại cho tôi những khoản lời cao, mà ngược lại có những trường hợp phải chấp nhận lỗ nhưng mức lỗ không quá nhiều và khả năng tồn tại ở sàn vẫn được đảm bảo", anh Anh tâm sự.
… và các công ty rơi vào cảnh thất nghiệp
Theo khảo sát của PV, tại hàng loạt sàn chứng khoán Hà Nội, không khí tại đây luôn trong trầm lắng và vắng vẻ. Nhiều nhà đầu tư đến sàn chỉ để “buôn chuyện” cho vui, hoặc đến chỉ đọc báo mà không cần quan tâm đến việc lên xuống của thị trường.
Ngày trước, chúng tôi thường khá vất vả trong những giờ thị trường chứng khoán làm việc do giao dịch của các nhà đầu tư luôn nhộn nhịp. Sàn chứng khoán lúc nào cũng đông kín, có đến cả trăm người đến theo dõi và trao đổi giao dịch, nhưng nay thì khác rồi, hôm nào cũng chỉ có khoảng chục người, thậm chí có những ngày chỉ vào người đến sàn, một giao dịch viên tại sàn chứng khoán ở Hà Nội cho biết.
Trong khi đó, giám đốc một công ty chứng khoán ở Hà Nội cũng buồn bã cho biết, thời hoàng kim của chứng khoán giờ đã hết, công ty đang phải tính đến chuyện cắt giảm nhân sự để giảm chi phí. Hiện tại lương của nhân viên cũng sụt giảm nhiều so với trước, do thị trường liên tục lao dốc nên nhiều nhà đầu tư không còn “mặn mà”.
“ Vì vậy, bên em có câu hỏi nào liên quan đến thị trường chứng khoán cứ chuyển sang anh trả lời cho, giờ bên anh thất nghiệp rồi chỉ ngồi để trả lời báo chí thôi” câu nói tưởng như đùa mà hóa ra là thật của một ông giám đốc công ty chứng khoán ở Hà Nội, khi trao đổi với phóng viên.
Minh Hường
vnmedia
|