Thứ Hai, 27/06/2011 22:10

Tổng mức bán lẻ 6 tháng cả nước lên đến 914 nghìn tỷ đồng

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng tổng mức bán lẻ (TMBL) hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng  đã giảm xuống từ tháng 3, tháng 4, đặc biệt giảm nhanh hơn trong tháng 5 và tháng 6. Đây là những chuyển biến tích cực của nền kinh tế.

Sự suy giảm tốc độ tăng TMBL đã góp phần vào việc làm cho tốc độ tăng CPI đã giảm xuống trong tháng 5, tháng 6 và góp phần tạo đà cho việc giảm tiếp tốc độ tăng CPI trong những tháng tới. Đây là xu hướng chuyển biến tích cực xét trên 3 góc độ.

Góc độ thứ nhất, để ứng phó với sự tăng lên của giá cả, tiêu dùng của dân cư cũng như tiêu dùng của Nhà nước đã chủ động “co lại”. Sự “co lại” của tiêu dùng khu vực nhà nước được thể hiện ở chỗ tỷ lệ so với dự toán cả năm của chi ngân sách đã thấp hơn của thu ngân sách. Tình hình này đã dẫn đến kết quả bội chi ngân sách so với dự toán cả năm thấp chỉ bằng một nửa các con số tương ứng của thu và của chi ngân sách, tạo tiền đề để giảm tỷ lệ bội chi ngân sách so với GDP theo định hướng trong Nghị quyết 11 của Chính phủ.

Người tiêu dùng là dân cư cũng đồng thuận và chia sẻ khi sản xuất chưa đủ đầu tư và tiêu dùng, khi đất nước gặp khó khăn đã chủ động tiết kiệm, giảm bớt số loại, số lượng hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng.

Góc độ thứ hai, việc giảm tốc độ tăng TMBL cũng có hiệu ứng phụ là tốc độ tăng trưởng kinh tế bị suy giảm so với cùng kỳ năm trước (quý I là 5,43% so với 5,84%, 6 tháng là 5,6% so với 6,16%). Đây là hiệu ứng phụ cần phải được chấp nhận trong điều kiện kiềm chế lạm phát là mục tiêu ưu tiên.

Góc độ thứ ba được xét trong điều kiện hiện nay và trong thời gian tới của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận và chi phí vay vốn, khi lãi suất vay ngân hàng ở mức quá cao, khi việc huy động vốn trên thị trường chứng khoán gặp khó khăn. Đã khó khăn ở đầu vào, các doanh nghiệp đồng thời cũng gặp khó khăn ở đầu ra. Cùng với việc giảm thị phần tiêu thụ trong nước do sự gia tăng của hàng ngoại nhập, của nhập siêu, tiêu thụ trong nước lại bị giảm, thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn kép. Nếu những khó khăn này chỉ mang tính tạm thời trong vài ba tháng thì doanh nghiệp còn có thể chịu đựng được, nhưng nếu kéo dài hơn, thì các doanh nghiệp sẽ phải thu hẹp sản xuất không ít, người lao động sẽ bị mất hoặc thiếu việc làm.

Một điểm cần lưu ý là tốc độ tăng tuy chậm lại, nhưng quy mô TMBL vẫn rất lớn. TMBL 6 tháng của cả nước lên đến 914 nghìn tỷ đồng. Nếu tính bình quân đầu người đã lên đến trên 10 triệu đồng trong 6 tháng, tức là khoảng 1,7 triệu đồng/tháng.

Điều đó có nguyên nhân trên 2 mặt. Một mặt, có một bộ phận dân cư có mức tiêu dùng khá cao, trong đó có những hàng hóa dịch vụ cao cấp, đắt tiền, đã khuyến khích việc nhập khẩu. Mặt khác, trong TMBL có một bộ phận không ít là hàng ngoại nhập. Mức nhập siêu 6 tháng đầu năm là gần 6,7 tỷ USD, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2010; nếu không kể tái xuất vàng (gần 1 tỷ USD, riêng tháng 6 khoảng 630 triệu USD), thì mức và tỷ lệ nhập siêu còn cao hơn nữa.

Để phát huy tác động tích cực, hạn chế những tác động tiêu cực về lĩnh vực bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng, cần đặc biệt quan tâm một số vấn đề như:

Tổ chức tốt hơn hệ thống mạng lưới bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng. Tăng cường khối lượng, mở rộng địa điểm bán hàng bình ổn giá nhất là ở các khu vực nhiều lao động, nhiều sinh viên. Tăng cường công tác quản lý giá, công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm. Đẩy mạnh cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Các doanh nghiệp sản xuất trong nước cần phải là lực lượng chủ động làm nòng cốt trong cuộc vận động này.

Đồng thời cần tiếp tục tích cực kiềm chế nhập siêu bằng nhiều giải pháp quyết liệt, trong đó lưu ý các giải pháp như: Áp dụng kiên quyết việc kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm tra thông số kỹ thuật đối với hàng nhập khẩu. Tăng thuế nhập khẩu trong phạm vi được phép, tăng mạnh thuế suất, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với những mặt hàng cần kiềm chế nhập khẩu. Thông qua việc quản lý, cung ứng ngoại tệ cho việc nhập khẩu để hạn chế việc nhập khẩu những mặt hàng không thật cần thiết. Trong điều kiện dự trữ ngoại tệ còn mỏng, quan hệ cung cầu ngoại tệ còn mất cân đối, cần thắt chặt việc nhập khẩu hàng xa xỉ, hàng trong nước đã sản xuất được.

Đào Ngọc

chính phủ

Các tin tức khác

>   Kim ngạch xuất nông, lâm, thủy sản đạt 12 tỷ USD (27/06/2011)

>   Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: Thời thử lửa (27/06/2011)

>   Tổ máy điện hạt nhân đầu tiên sẽ hoạt động vào 2020 (27/06/2011)

>   PV OIL xây khu bồn chứa, trạm xuất xăng dầu Quảng Ngãi (27/06/2011)

>   Tăng trưởng công nghiệp không đi kèm hiệu quả? (27/06/2011)

>   Bunge bắt đầu sản xuất tại nhà máy nghiền đậu nành trị giá 100 triệu USD (27/06/2011)

>   Xe ngoại tăng mạnh trước thời điểm siết thủ tục nhập khẩu (27/06/2011)

>   Cá tra thừa hay thiếu? (27/06/2011)

>   Đề nghị TKV thoái vốn đầu tư ngoài ngành (27/06/2011)

>   Công ty gia đình thời kinh tế khó khăn (27/06/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật