Thứ Tư, 22/06/2011 17:32

Thị trường chứng khoán vẫn đang rất bất ổn

Thị trường chứng khoán (TTCK) vừa đón nhận thông tin lạm phát dịu đi trong tháng 6 này, khi CPI tháng 6 của TP.HCM chỉ tăng 0,69% trong khi CPI Hà Nội tháng 6 cũng chỉ tăng 1,21%, thấp hơn tháng trước.

Chưa bao giờ từ "thận trọng" xuất hiện nhiều trong các báo cáo phân tích của CTCK cũng như khuyến nghị đầu tư của các chuyên gia như lúc này

Tuy nhiên, dường như CPI giờ không còn là mối quan tâm hàng đầu của thị trường nữa. Một mối quan tâm hàng đầu của TTCK lúc này là vấn đề hạn chế tín dụng. Về vấn đề này, ngân hàng Nhà nước (NHNN) lại vừa tái khẳng định kiên quyết giảm dư nợ phi sản xuất theo lộ trình, tức thời hạn 30.6 sẽ không có gia hạn nào. Bên cạnh đó, nhiều nỗi lo vẫn đang treo lơ lửng trên đầu nhà đầu tư và không dễ giải quyết ngày một ngày hai.

Trong khi khối CTCK khó khăn thì các doanh nghiệp niêm yết cũng không khả quan hơn. Kết quả kinh doanh quý II thấp là điều nhà đầu tư có thể ước đoán khi phần lớn doanh nghiệp niêm yết bắt đầu "ngấm đòn" lãi suất, lạm phát... Cùng lúc đó, các thông tin của từng doanh nghiệp cũng góp phần tăng sức ép lên thị trường. Hàng loạt các vụ thoái vốn từ các cổ đông lớn trên TTCK dù giá nhiều cổ phiếu xuống mức rất thấp, dưới giá trị thực của doanh nghiệp như Tổng CTCP Phong Phú bán hơn 3 triệu cổ phần tại PVL, SSI bán gần 2 triệu cổ phần tại VTF… Trong số những DN thông báo bán cổ phiếu này, có đơn vị là cổ đông sáng lập, góp vốn với giá 10.000 đồng/CP, giờ bán cổ phần chỉ được ở mức giá 7.000 - 8.000 đồng/CP, nếu thành công thì cũng đã lỗ một khoản rất lớn. Điều này đã làm cho tâm lý thị trường thêm bất an do đó sức cầu yếu là chuyện thường tình.

Đơn cử ở đây chính là việc cổ phiếu ngành ngân hàng bị nhà đầu tư “chê”. Vừa qua, ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) đã thất bại trong việc thoái vốn tại HDBank. Sau 2 lần tổ chức bán đấu giá 3,67 triệu cổ phần HDBank, BIDV chỉ bán được vỏn vẹn 200 cổ phần cho 2 nhà đầu tư cá nhân với giá trị 2 triệu đồng. Sự thất bại của đợt thoái vốn được các nhà đầu tư cho là một kết quả có thể nhìn thấy trước khi giá chào bán cổ phần là 10.100 đồng/CP, trong khi cổ phiếu ngân hàng ở phân khúc như HDBank trên 2 sàn chứng khoán chỉ ở mức 7.000 - 8.000 đồng/CP.

Hiện tại, trên thị trường, các mã cổ phiếu ngân hàng khác cũng giảm giá mạnh. Theo các nhà đầu tư thì một trong những nguyên nhân chính đó là niềm tin vào ngành ngân hàng đang giảm đi nhiều. Theo như lý giải của nhà đầu tư Quốc Việt ở sàn SSI, hiện nay thị trường địa ốc đang đóng băng, hầu hết ngân hàng đều “dính” vào các dự án bất động sản nên sẽ phải chung số phận trong thời điểm khủng hoảng này. Như vậy, lợi nhuận ngân hàng không thể cao được. Động thái của những tổ chức, nhà đầu tư lớn như vậy không khỏi khiến nhà đầu tư mới, chưa bước chân vào thị trường e ngại. Còn nhà đầu tư cũ sau những cú thua lỗ nặng nề, dù thấy giá cổ phiếu đã xuống thấp cũng không dám bỏ tiếp vốn ra mua.

Chưa biết tới đây bộ Tài chính sẽ đưa ra giải pháp và lộ trình thực hiện “tổ chức, quản lý TTCK nhằm phát triển ổn định, có hiệu quả, đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế” theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ ra sao, nhưng sự quan tâm này đã phần nào làm các nhà đầu tư “hởi lòng hởi dạ”. Một nhà đầu tư tên Hùng trên sàn Kim Eng cho biết thị trường hiện nay vẫn đang rất bất ổn. Chưa bao giờ từ "thận trọng" xuất hiện nhiều trong các báo cáo phân tích của CTCK cũng như khuyến nghị đầu tư của các chuyên gia như lúc này. Những nỗi lo có thực ấy cũng khiến dòng tiền trên thị trường ngày càng... nhanh đến, nhanh đi.

Bên cạnh đó, với một thị trường xuống giá như hiện nay, hơn lúc nào hết, các cổ đông cần những thông tin hỗ trợ từ doanh nghiệp. Trong trường hợp thiếu thông tin, cổ đông có thể chọn giải pháp tiêu cực là bán tháo cổ phiếu dù không có lý do thực sự chính đáng. Trên hai sàn hiện nay, chúng ta có thể thấy gần 40% cổ phiếu có giá dưới mệnh giá với rất nhiều nghịch lý như công ty vẫn đang làm ăn tốt, trả cổ tức/thị giá cao hơn tiền gửi ngân hàng, tiền mặt hay tài sản cao hơn nhiều vốn hóa công ty…

Chúng ta khó kỳ vọng thị trường bật dậy một cách mạnh mẽ trong thời gian ngắn nhưng cũng hy vọng vào tương lai. Tuy nhiên, điều quan trọng là doanh nghiệp và cơ quan quản lý khi đưa ra giải pháp thì cần phải có sự liên tục. Không phải đợi chỉ khi thị trường suy thoái mới lại bàn đến cải tổ.

Bảo Anh

sài gòn tiếp thị

Các tin tức khác

>   Ngày 22/06: Khối ngoại tiếp tục đẩy mạnh mua ròng hơn 24 tỷ đồng (22/06/2011)

>   Nghị quyết 11 sẽ giúp TTCK phát triển bền vững (22/06/2011)

>   TTCK: Mở rộng cửa gọi vốn nước ngoài (22/06/2011)

>   22/06: Bản tin 20 giờ qua (22/06/2011)

>   UPCoM-Index tăng nhẹ lên 32,64 điểm (21/06/2011)

>   Ngày 21/06: Khối ngoại bất ngờ mở rộng giao dịch, mua ròng trên HOSE (21/06/2011)

>   Phỏng vấn ngược… (21/06/2011)

>   Chứng khoán “cóng” với chỉ số giá? (21/06/2011)

>   Sản phẩm mới: Khi nhà đầu tư muốn! (21/06/2011)

>   21/06: Bản tin 20 giờ qua (21/06/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật