Thứ Sáu, 10/06/2011 14:46

Nhà đầu tư Mỹ ngày càng bi quan về thị trường chứng khoán

(Vietstock) - Tỷ lệ quyền chọn bán/quyền chọn mua (volume put/call ratio) trên Sàn giao dịch quyền chọn cổ phiếu Chicago (CBOE) chạm mức cao 18 tháng vào ngày thứ Tư (08/06). Điều này chứng tỏ nhà đầu tư Mỹ rất bi quan về thị trường chứng khoán.

* Không có QE3, S&P 500 sẽ xuống 1,200 điểm vào cuối năm

Cụ thể, tỷ lệ quyền chọn bán/quyền chọn mua trên sàn CBOE tăng lên 0.99, mức cao nhất kể từ ngày 15/01/2009. Ý nghĩa của con số này là cứ có 100 lệnh mua thì có đến 99 lệnh bán.

Được biết vào đầu năm nay, tỷ lệ này đứng ở mức 0.55 trước khi tăng vọt lên 0.7 vào giữa tháng 5.

Tỷ lệ quyền chọn bán/quyền chọn mua diễn biến ngược chiều với tình hình thị trường chứng khoán. Khi nhà đầu tư bi quan và đầu cơ quá mức, tỷ lệ này sẽ tăng cao.

Chứng khoán Mỹ trải qua phiên mất điểm thứ 6 liên tiếp vào ngày thứ Tư do mối lo lắng rằng đà giảm tốc của nền kinh tế có thể khiến thị trường trượt sâu hơn nữa. Dù Wall Street đã phục hồi trong ngày thứ Năm nhưng tâm lý thị trường vẫn còn khá mong manh.

Nhà đầu tư cá nhân chính là đối tượng giao dịch phần lớn các hợp đồng quyền chọn cổ phiếu, trong khi đó các tổ chức thường chọn các hợp đồng quyền chọn chỉ số để phòng thủ và đảm bảo mục tiêu của chiến lược đầu tư.

Ông Jason Goepfert, Chủ tịch của sentimenTrader.com nhận định: “Nhà đầu tư cá nhân tiếp tục rời bỏ thị trường với tốc độ rất nhanh”.

Ông cho biết: “Chứng cứ mới nhất là kết quả cuộc khảo sát của Hiệp hội các nhà đầu tư các nhân Mỹ (AAII) với chỉ 24% số người trả lời kỳ vọng thị trường sẽ khởi sắc trong 6 tháng tới”.

Cơ hội tốt để mua vào

Một số nhà phân tích xem tỷ lệ quyền chọn bán/quyền chọn mua cao là một cơ hội tốt để mua vào cổ phiếu.

Ông Jay Shartsis, Giám đốc bộ phận giao dịch các hợp đồng quyền chọn tại R.F. Lafferty & Co, New York cho biết: “Tâm lý sợ hãi tràn vào thị trường khi nhà đầu tư mua các quyền chọn bán”.

Tuy nhiên, ông cho biết thêm rằng khi mà tỷ lệ quyền chọn bán/quyền chọn mua cao thì đó lại là cơ hội tốt để mua cổ phiếu. Đứng trên quan điểm của nhà đầu tư đi ngược thị trường, khi tỷ lệ này đạt mức cao thì tỷ lệ lợi nhuận kỳ vọng/rủi ro (risk reward factor) lại nghiêng hẳn về bên mua.

Được biết, ba chỉ số chính của chứng khoán Mỹ chạm mức cao năm 2011 vào ngày 02/05. Tính tới thời điểm đó, Dow Jones, S&P 500 và Nasdaq tăng lần lượt 10.6%, 8.2%, và 8%.

Tuy nhiên, hiện Dow Jones chỉ còn tăng 5.1%, S&P 500 tăng 2.7%, và Nasdaq tăng 1.5% trong năm nay.

Phạm Thị Phước (Theo Reuters)

Các tin tức khác

>   Chứng khoán Mỹ tăng phiên đầu tiên trong tháng 6 (10/06/2011)

>   Không có QE3, S&P 500 sẽ xuống 1,200 điểm vào cuối năm (09/06/2011)

>   Doanh nghiệp Mỹ tìm đường niêm yết tại nước ngoài (09/06/2011)

>   Dow Jones và S&P 500 giảm phiên thứ 6 liên tiếp (09/06/2011)

>   Các nhãn hiệu xa xỉ đua nhau niêm yết ở Hong Kong (08/06/2011)

>   Chọn nước ngoài để IPO (08/06/2011)

>   Fed không đề cập QE3, chứng khoán Mỹ giảm liền 5 phiên (08/06/2011)

>   Nhiều thị trường chứng khoán châu Á khởi sắc trở lại (07/06/2011)

>   10 phát ngôn bất hủ trên thị trường chứng khoán (07/06/2011)

>   Giảm phiên thứ tư liên tiếp, S&P 500 rớt mốc 1,300 điểm (07/06/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật