Chọn nước ngoài để IPO
Các nhà chính trị của nhiều quốc gia đang lo lắng, buồn phiền về địa điểm các công ty trong nước sẽ quyết định niêm yết cổ phiếu lần đầu (IPO).
Dù công ty thực hiện IPO ở trong nước hay tại nước ngoài hoặc cả hai nơi thì điều đó có thể cho biết rất nhiều về môi trường, hoàn cảnh kinh doanh của một đất nước.
|
Tỉ lệ vốn do các hoạt động IPO của Anh và Nhật cũng giảm trong khi đó IPO của Trung Quốc tăng. |
Vào đầu thế kỷ này, New York và London đã cạnh tranh quyết liệt để trở thành điểm đến của các công ty nước ngoài niêm yết chứng khoán lần đầu. Một bản báo cáo của Cục nghiên cứu kinh tế quốc gia đã kiểm chứng xu hướng này trong hoạt động IPO của 89 nước trên thế giới. Kết quả đó mô tả sự phản ứng của các công ty đối với sự yếu kém tài chính trong nước trong hoạt động niêm yết chứng khoán lần đầu, cụ thể là chuyển hoạt động IPO ra nước ngoài.
Ba giáo sư các trường kinh tế đã nghiên cứu gần 30.000 công ty thực hiện IPO trong giai đoạn 1990-2007 (không sử dụng số liệu trong giai đoạn suy thoái mới đây) và nhận thấy tỉ lệ IPO của Mỹ giảm từ 30% vào những năm 1990 xuống còn 21% trong giai đoạn 2000-2007. Tỉ lệ vốn do các hoạt động IPO của Anh và Nhật cũng giảm trong khi đó IPO của Trung Quốc tăng; năm 2006 và 2007 thực tế các công ty Trung Quốc đã tăng được nhiều vốn tiền mặt thông qua IPO hơn các công ty của Mỹ thực hiện.
Trong thời gian được lựa chọn nghiên cứu, nổi lên hiện tượng IPO toàn cầu, có nghĩa là các công ty niêm yết chứng khoán cả hai nơi, trong nước và tại thị trường nước ngoài. Trong những trường hợp như vậy, một lượng tiền lớn được thu hút từ thị trường nước ngoài so với trong nước, đến hơn 90% vào năm 2007. Với những công ty có khả năng thực hiện IPO tại nước ngoài, điều đó có nghĩa là cần phải đi xa hơn thị trường quê hương.
Thực hiện IPO trong nước cũng giúp tính được sự mạnh mẽ của các thể chế, hoàn cảnh kinh tế trong nước, ví dụ như sự bảo vệ cho các cổ đông nhỏ và những nhà đầu tư đơn lẻ, nêu rõ các yêu cầu và quy định chống lại sự buôn bán giao dịch nội bộ, thông đồng. Bên cạnh đó cũng phát hiện sự liên quan giữa sức mạnh của các thể chế tài chính trong nước với hoạt động IPO nội địa.
Điều không có gì ngạc nhiên là các công ty đến từ những thể chế, hoàn cảnh kinh tế yếu thích thực hiện IPO tại các thị trường chứng khoán nước ngoài và như thế, xét theo quy định của thị trường chứng khoán trong nước là đi vay của thị trường quốc tế. Ví dụ một công ty Trung Quốc có thể thu hút được nhiều khoản tín dụng nhờ vào việc niêm yết cổ phiếu IPO tại New York và tự trở thành một đối tượng điều chỉnh theo luật về minh bạch của Mỹ (tự phải sử dụng một công ty kế toán Mỹ). Các công ty này đã hiện diện tại Mỹ hoặc ít nhất là vay tiền từ nước ngoài thì có xu hướng không chỉ phụ thuộc vào một hoạt động IPO nội địa.
Vì chi phí cho việc thực hiện niêm yết cổ phiếu lần đầu trên thị trường chứng khoán tại nước ngoài có xu hướng giảm nên mọi việc trở nên dễ dàng hơn cho các công ty đến từ những quốc gia có thể chế, hoàn cảnh kinh tế yếu để thực hiện IPO ở nước ngoài. Và lần lượt, chất lượng của những thể chế, hoàn cảnh kinh tế nội địa không quá quan trọng đối với IPO của một công ty tại nước ngoài. Đây là tin tốt lành cho những công ty đang tìm kiếm các cơ hội mới nhưng có lẽ không được chào đón với những quan chức đang hi vọng có thể tạo ra nhiều hoạt động IPO trong nước. Việc đổi mới, tái cấu trúc các thể chế, hoàn cảnh kinh tế không dễ dàng tuy nhiên nó có thể mang lại những ảnh hưởng nhất định đối với các quyết định IPO hơn trước.
Hoa Chi
diễn đàn doanh nghiệp
|