Thứ Sáu, 03/06/2011 11:57

Doanh nghiệp gặp khó vì quy định Reach của EU

Mặc dù Reach (quy định của Liên minh châu Âu – EU về hóa chất và sử dụng hóa chất an toàn) có hiệu lực thi hành từ năm 2007, nhưng đến nay, các doanh nghiệp (DN) Việt Nam vẫn rất lúng túng trong việc thực thi quy định này.

Đó là nhận xét của các chuyên gia tại Hội thảo “Reach-Thông tin cập nhật và kinh nghiệm thực tế” do Phòng thương mại châu Âu (EuroCham) vừa tổ chức tại TP.HCM.

Liên quan đến Reach, mới đây, EU đã quyết định, kể từ tháng 12/2011, cấm đồ trang sức, que hàn và các chất nhựa có chứa chất cadmium lưu hành trong khu vực EU. Nguyên nhân là do một lượng lớn chất cadmium độc hại đã được phát hiện trong một số đồ trang sức nhập khẩu vào EU.

Theo các chuyên gia, đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp của quy định mới này là các DN châu Âu, song DN sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng gián tiếp. Lý do là, các DN nhập khẩu ở các nước EU sẽ yêu cầu DN Việt Nam cung cấp bản dữ liệu an toàn (SDS) về những hóa chất có nguy cơ cao trong sản phẩm. Nếu không có các bản dữ liệu này hoặc các chứng nhận theo yêu cầu, hàng hóa Việt Nam sẽ khó thâm nhập vào EU hoặc DN có thể bị phạt nếu vi phạm. 

Ông Nguyễn Minh Trúc, chuyên viên về kiểm nghiệm các sản phẩm tiêu dùng và đồ chơi thuộc Công ty TUV Rheinland Việt Nam cho biết, những ngành công nghiệp như hóa chất, may mặc, dệt, giày da, sơn, đồ gỗ, sản xuất hàng tiêu dùng… sẽ chịu tác động của Reach. “DN Việt Nam khó thực thi đầy đủ các quy định của Reach do hạn chế trong chuỗi cung ứng. Các DN nhỏ và vừa Việt Nam hiện  mua các hóa chất chủ yếu thông qua các cửa hàng nhỏ lẻ, do các tiểu thương cung cấp... Vì thế, rất khó đòi hỏi có được bản dữ liệu an toàn đánh giá đầy đủ thành phần hóa chất”, ông Trúc nói.

Đồng quan điểm trên, bà Nguyễn Thị Lạc Huyền, Phó chủ tịch Hiệp hội Sơn và Mực in Việt Nam cho rằng, phạm vi quy định của Reach rộng, lại phức tạp, nên nhiều DN sơn, in của Việt Nam rất lúng túng trong thực thi quy định này. “Hiện nay, do chưa có nhiều tài liệu bằng tiếng Việt về Reach,  nên DN không thể hiểu hết các quy định bằng tiếng Anh. Mặt khác, danh mục hóa chất theo quy định của Reach liên tục được cập nhật và bổ sung, khiến DN không thể nắm bắt kịp”, bà Huyền nói.

Theo các chuyên gia, để tránh rủi ro, DN cần liệt kê tất cả các đơn chất, hợp chất dùng để sản xuất ra sản phẩm; cần biết rõ những chất có trong sản phẩm có thuộc danh sách các chất có mối nguy hại cao hay không; những chất đó có nằm trong danh sách cấm (danh mục có trong quy định số 552/2009/EC của EU) hay không… Mặt khác, DN cũng cần yêu cầu các nhà cung ứng gửi kèm bản dữ liệu an toàn của hóa chất mà họ cung cấp và chuẩn bị sẵn sàng xuất trình bản dữ liệu an toàn khi cần thiết.

Thanh Vũ

Đầu tư

Các tin tức khác

>   Được trích quỹ bình ổn bù đắp cho giá điện (03/06/2011)

>   Ai sẽ mua lại các tài sản ở Việt Nam của ConocoPhilips? (03/06/2011)

>   Thị trường ô tô Việt Nam: Nhập khẩu thôi! (03/06/2011)

>   Độc quyền trong khai thác mỏ quặng Apatit: Cần thay đổi quy hoạch (03/06/2011)

>   Đến 2015, sẽ phát triển 200 doanh nghiệp sản xuất công nghệ cao (03/06/2011)

>   Luồng tàu biển Soài Rạp - Cùng khai thác, cùng trả phí? (03/06/2011)

>   Ngành hàng không Việt Nam thua lỗ đến bao giờ? (03/06/2011)

>   Nhập khẩu hóa chất gặp khó vì phải “xin phép” nhiều lần (02/06/2011)

>   Đề xuất thu phí quyền mua ôtô, xe máy (02/06/2011)

>   Tăng thuế xuất khẩu thép, xi măng, gỗ: Doanh nghiệp khó? (02/06/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật