Thứ Hai, 09/05/2011 09:36

Thị trường thông tin di động: Tăng vốn có phải là cứu cánh?

Khái niệm “tồn tại” đối với S-Fone, EVN Telecom, Beeline lâu nay thực ra chỉ trên danh nghĩa. Vì thế, cuộc chạy đua tăng vốn đang diễn ra, không có mục tiêu gì khác là nhằm duy trì sự tồn tại thực chất.

Chạy đua tăng vốn...

Sau khi cuộc “hôn phối” giữa FPT và EVN Telecom không thành ngay lập tức đã có tin phát ra từ VTC, rằng TCty này sẽ đầu tư vào EVN Telecom 800 tỉ đồng, tương đương 12% cổ phần. Số tiền VTC dự kiến đầu tư nhỏ hơn nhiều so với số tiền FPT từng quyết định rót vào EVN Telecom, song dù sao nó cũng có thể làm dịu phần nào cơn khát vốn để EVN Telecom chấn hưng hoạt động kinh doanh trong thời gian tới.

Tháng 4 vừa qua là tháng tăng vốn của các mạng di động nhỏ. Chỉ trong hạ tuần đã có thêm hai thông tin đầu tư vào Cty CP dịch vụ bưu chính viễn thông Sài Gòn (SPT) sở hữu mạng

S-Fone và Beeline thuộc liên doanh GTel. Gói đầu tư vào SPT đến từ Cty cổ phần công nghệ viễn thông Sài Gòn (SGT) thông qua quyết định mua 30% số CP tương đương với 35,98 triệu cổ phiếu. Còn nhớ tháng 12.2010, đại hội cổ đông bất thường của SPT đã quyết định bán 40% số CP với giá bán dự kiến không thấp hơn 15.000 đồng/CP để có kinh phí tăng vốn điều lệ Cty và đầu tư vào mạng S-Fone. Như vậy, còn 10% số CP nữa được cho rằng đã bán cho Ngân hàng Phương Tây (Western Bank-WEB) và đang chờ Ngân hàng Nhà nước chấp thuận. Cả SGT và WEB đều là thành viên của Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn (SGI) do ông Đặng Thành Tâm là chủ tịch.

Trong khi đó, sau một thời gian “ngoắc ngoải”, mạng Beeline lại được tiếp sức khi VimpelCom đã hoàn tất thủ tục đầu tư thêm 196 triệu USD để tăng tỉ lệ góp vốn từ 40% lên 49% trong liên doanh GTel. VimpelCom cũng dự kiến sẽ đầu tư tiếp 304 triệu USD vào Beeline để nâng tỉ lệ góp vốn lên 65% trong hai năm tới. Điểm đáng lưu ý trong ba vụ tăng vốn nói trên, có hai vụ đến từ đối tác trong nước chứ không phải từ nước ngoài.

Sáng và tối

Theo các chuyên gia, thông tin các mạng di động nhỏ được đầu tư thêm vốn là đáng phấn khởi, chí ít giúp cho các nhà mạng này trong thời gian tới thoát khỏi tình trạng “sống thực vật”. Tuy nhiên, với các khoản đầu tư như đề cập liệu có đủ lực để giúp các nhà mạng nhỏ đang yếu tiền, yếu thế “thoát hiểm”?

Có thể thấy, Vietnamobile là trường hợp hiếm hoi trong số các nhà mạng nhỏ vượt qua khó khăn khi cách đây ít lâu đã công bố đạt con số 10 triệu thuê bao. Các chuyên gia cho rằng, nếu chỉ có được 20% con số công bố này là thuê bao thực và phát sinh cước hai chiều thường xuyên, thì nhà mạng này cũng đã tạm có thể yên tâm với nguồn thu bù chi. Trong khi đó, con số 1,5 triệu thuê bao phát sinh cước của mạng

S-Fone công bố cách đây một năm về trước, theo thông tin nội bộ tiết lộ, đã bị rơi rụng dần đến nỗi nhà mạng này còn không có tiền để trả bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Ông Hồ Hồng Sơn - nguyên GĐ điều hành mạng S-Fone - từng cho rằng, đầu tư vào mạng di động phải từ 500 triệu USD trở lên chứ ít hơn sẽ khó làm nên chuyện gì. Vietnamobile có tổng vốn đầu tư 600 triệu USD và hiện nay đang được tiêu dần trong sự chắt bóp. S-Fone và EVN Telecom được bơm thêm vài trăm hay thậm chí cả ngàn tỉ đồng, thì cũng không thấm tháp gì so với cơn khát vốn để hoàn thiện hạ tầng mạng và kỹ thuật.

Theo nguyên Tổng GĐ Qualcomm Đông Dương - ông Hoàng Ngọc Diệp - tiềm lực vốn là một trong ba yếu tố quan trọng để tăng sức mạnh kinh doanh của nhà mạng. Trường hợp Beeline, việc bơm thêm 500 triệu USD trong vòng 3 năm tới thành hiện thực, có thể sẽ dẫn tới khả năng cạnh tranh mạnh hơn và có thể nhắm đến soán ngôi của Vietnamobile hiện nay. Song, để làm được điều đó, Beeline phải tránh được “vết xe đổ” hợp tác kinh doanh, liên doanh trong và ngoài nước vốn dễ xảy ra bất đồng, xung đột trong quan điểm điều hành, làm ảnh hưởng đến các quyết định kinh doanh.

Thẩm Hồng Thụy

lao động

Các tin tức khác

>   Xuất khẩu cá tra: Bao giờ hết “long đong”? (09/05/2011)

>   Cho phép công ty “con” của TKV bán dự án tại Khánh Hoà (09/05/2011)

>   Giá tôm sú nguyên liệu tăng lên 260.000 đồng/kg (09/05/2011)

>   Những cách... mất tiền khi ra biển lớn (09/05/2011)

>   Thuốc đặc trị nào cho 'căn bệnh' nhập siêu? (09/05/2011)

>   Phá sản chiến lược nội địa hóa ô tô (09/05/2011)

>   Doanh nghiệp vẫn đầu tư, mở thị trường (08/05/2011)

>   EVN chuẩn bị các bước cho phát điện cạnh tranh (08/05/2011)

>   Bài toán thoái vốn của VNPT (08/05/2011)

>   Phát triển ngành công nghiệp ôtô VN: Đau đẻ khó chờ sáng trăng! (08/05/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật