Thứ Sáu, 27/05/2011 09:10

Doanh nghiệp nào được miễn thủ tục hải quan?

Từ chiều 26-5, Tổng cục Hải quan đã gặp gỡ để lựa chọn doanh nghiệp ưu tiên không phải kiểm tra hàng, kiểm tra sau thông quan, toàn bộ quá trình thông quan chỉ trong vài phút...

Doanh nghiệp làm thủ tục hải quan tại cảng Cát Lái, TP.HCM

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Phạm Thanh Bình - cục trưởng Cục Quản lý sau thông quan Tổng cục Hải quan - cho biết:

Thí điểm lựa chọn doanh nghiệp ưu tiên lần này là bước đột phá trong thủ tục hải quan theo thông tư số 63/2011 của Bộ Tài chính nhằm giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp. Từ 27-6-2011 thông tư có hiệu lực và việc thí điểm sẽ tiến hành trong hai năm nên chúng tôi đã bắt đầu tiếp xúc các doanh nghiệp để lựa chọn.

Doanh nghiệp sẽ hưởng lợi gì nếu được ưu tiên?

Nếu được chọn, doanh nghiệp được miễn kiểm tra hồ sơ hải quan, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa khi xuất nhập khẩu cả bằng điện tử và thủ công (trừ khi có dấu hiệu vi phạm rõ ràng). Hải quan cũng không thành lập đoàn đến trụ sở doanh nghiệp kiểm tra sau thông quan, nếu thông quan điện tử thì hồ sơ được phản hồi theo chế độ 24/24 giờ, bảy ngày trong tuần.

Nếu hiện tại doanh nghiệp phải nộp thuế, phí ngay khi nộp tờ khai hải quan, mỗi tờ khai nộp một lần thì doanh nghiệp ưu tiên được nộp phí hải quan, thuế một tháng/lần vào ngày tự đăng ký. Được khai hải quan một lần để xuất, nhập khẩu nhiều lần. Nếu trong diện hoàn thuế thì được hoàn thuế trước, kiểm tra sau...

Tóm lại, thực chất doanh nghiệp ưu tiên được ủy quyền tự thực hiện hầu hết việc mà đáng ra hải quan làm và họ sẽ được hưởng lợi rất lớn về thời gian và chi phí. Hàng hóa của họ xuất hiện là cơ bản được đi ngay.

Lo ngại nhập siêu ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

Tại buổi họp giao ban xuất nhập khẩu ngày 26-5, Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Thành Biên khẳng định nhập siêu cao nhưng xuất khẩu có sáng hơn. Xuất khẩu năm tháng đầu năm tăng 32,8%, cao hơn nhiều so với chỉ tiêu đề ra. Riêng xuất khẩu nông sản tăng trên 50% so với cùng kỳ 2010.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Thành Biên lo ngại tình trạng nhập siêu ở khu vực vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tăng mạnh. Khu vực này trước đây xuất siêu, nay đã nhập nhiều hơn xuất. “Chúng tôi đã khảo sát, nghiên cứu xu hướng này. Không loại trừ khả năng trước họ sản xuất, nay có thể đã chuyển sang nhập khẩu rồi phân phối. Sẽ kiểm tra để có hướng xử lý nếu không phải họ nhập nguyên vật liệu, máy móc về sản xuất mà chỉ để bán lại.

Phải đáp ứng tiêu chí nào thì được là doanh nghiệp ưu tiên, thưa ông?

- Có ba loại doanh nghiệp được ưu tiên. Loại 1 là doanh nghiệp được ưu tiên trong cả xuất và nhập khẩu tất cả các mặt hàng, loại hình. Loại 2 là doanh nghiệp được ưu tiên trong xuất khẩu hàng hóa là thủy sản, nông sản, dầu thô thuần túy từ VN. Loại 3 là ưu tiên trong nhập khẩu phục vụ sản xuất, xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao. Điều kiện chung để được ưu tiên là doanh nghiệp phải tuân thủ tốt pháp luật, trong 36 tháng không bị các cơ quan quản lý liên quan xử phạt, hoặc bị phạt không quá ba lần với mức xử không quá 20 triệu đồng.

Doanh nghiệp cũng phải được cơ quan thuế nội địa, quản lý thị trường, sở kế hoạch - đầu tư xác nhận tuân thủ tốt pháp luật. Ngoài ra, muốn được ưu tiên, doanh nghiệp ưu tiên loại 1 phải có kim ngạch xuất nhập khẩu tối thiểu 500 triệu USD/năm, doanh nghiệp ưu tiên loại 2 kim ngạch phải đạt 100 triệu USD/năm. Doanh nghiệp công nghệ cao thì không quy định cụ thể.

Không phải doanh nghiệp nào đủ điều kiện cũng được ưu tiên vì hải quan phải đủ cơ sở nhận định họ sẽ tuân thủ tốt trong tương lai. Hầu hết sẽ là doanh nghiệp lớn, những vi phạm không đáng để họ làm vì thiệt hại về uy tín và chi phí phát sinh do không được ưu tiên nữa.

Nếu căn cứ vào tiêu chí chọn doanh nghiệp ưu tiên như trên sẽ khó cho doanh nghiệp nhỏ và vừa?

- Bất cứ nước nào cũng yêu cầu điều kiện tuân thủ nghiêm với đối tượng này. Chúng tôi cũng cố gắng đưa doanh nghiệp vừa và nhỏ vào nhưng đúng là đối tượng này ở VN độ tin cậy thấp. Do ưu tiên rất lớn nên phải chọn rất kỹ. Đối tượng cần hỗ trợ chính là các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, nông sản nên chúng tôi đã đưa đối tượng này vào loại ưu tiên thứ hai.

Như vậy số lượng doanh nghiệp sẽ không nhiều? Sẽ có khoảng bao nhiêu doanh nghiệp được ưu tiên? Tiêu chí có quá khắt khe?

- Không dự kiến được bao nhiêu sẽ được ưu tiên. Chúng tôi đưa ra tiêu chí, điều kiện, doanh nghiệp đáp ứng thì cho. Chúng tôi cũng mong được nhiều nhưng theo dữ liệu của hải quan, dự kiến năm nay phấn đấu cho 50 doanh nghiệp vào diện ưu tiên đã là nhiều. Các nước đều ít doanh nghiệp ưu tiên, nhiều lắm là 200-300 doanh nghiệp. Nhiều nước chỉ vài doanh nghiệp. Hàn Quốc mới có 109 doanh nghiệp được ưu tiên trong số 220.000 doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Hiện VN đang có hơn 100 doanh nghiệp đạt kim ngạch 500 triệu USD/năm, khoảng 100 doanh nghiệp xuất khẩu nông thủy sản đáp ứng mức 100 triệu USD/năm. Tất nhiên sau quá trình xét, nếu ít doanh nghiệp được ưu tiên quá thì chúng tôi có thể sửa tiêu chí để lượng tham gia đủ ý nghĩa.

Cầm Văn Kình

tuổi trẻ

Các tin tức khác

>   Báo cáo kiểm toán: Nội dung nào không được ngoại trừ? (26/05/2011)

>   Ôtô nhập khẩu có giá tính thuế mới (25/05/2011)

>   Hà Nội thu hồi gần 2.200 tỷ đồng nợ đọng thuế (25/05/2011)

>   Tăng thuế xuất khẩu quặng sắt lên 40% (25/05/2011)

>   Sắp cắt giảm trên 3.000 dòng thuế (20/05/2011)

>   Dự thảo sửa đổi quy định thuế suất: Coi chừng dọn đường cho tiêu cực (20/05/2011)

>   Nâng thuế xuất khẩu quặng sắt lên 40% (20/05/2011)

>   Năm 2020: Sẽ áp dụng một mức thuế suất thuế GTGT (19/05/2011)

>   Xây dựng hệ thống thuế minh bạch và dễ thực hiện (18/05/2011)

>   Vụ “Chầu chực hoàn thuế”: Ai cũng thấy mình thiệt (17/05/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật