Thứ Hai, 09/05/2011 11:08

Đẩy mạnh margin 2010: Có nguy cơ giải chấp?

Trong BCTC quý I/2011 của các CTCK, nếu đọc kỹ vào các khoản phải thu sẽ thấy một điều đáng chú ý là hầu hết khoản phải thu lớn nhất nằm trong mục phải thu đối với các nghiệp vụ hợp tác đầu tư hay có thể hiểu một cách ngắn gọn là hỗ trợ đòn bẩy tài chính cho NĐT.

Nhiều trường hợp CTCK chỉ ghi một cách chung chung là khoản “phải thu khác”. Liệu khả năng giải chấp có xảy ra trong thời gian tới nếu lãi suất tiếp tục bị thắt chặt đang là câu hỏi khiến nhiều người lo lắng.

Phải thu “hợp tác đầu tư” quá lớn

Theo một số BCTC quý I/2011 của các CTCK niêm yết đã công bố thì cũng chỉ có một số rất ít BCTC ghi rõ các khoản phải thu liên quan đến hoạt động hợp tác kinh doanh với khách hàng. Còn lại, hầu hết các BCTC chỉ ghi một cách khá chung chung. Đơn cử như CTCK HSC có khoản phải thu ngắn hạn tổng cộng là 731,7 tỉ đồng. Trong đó khoản phải thu từ hoạt động giao dịch CK là 653,92 tỉ đồng.

Sau khi được tách bạch thành 6 khoản nhỏ, trong đó lớn nhất là phải thu khách hàng về nghiệp vụ hợp tác đầu tư lên tới 603,65 tỉ đồng. CTCK VNDS cũng có khoản phải thu ngắn hạn tổng cộng 919,5 tỉ đồng. Trong đó, phải thu hoạt động giao dịch CK lên tới 921,7 tỉ đồng. Báo cáo cũng ghi nhận khoản lớn nhất lên tới 734,6 tỉ đồng là phải thu về bảo lãnh thanh toán tiền mua CK của NĐT.

SSI có khoản phải thu 625 tỉ đồng, trong đó phải thu khách hàng về nghiệp vụ hợp tác đầu tư là 443,46 tỉ đồng. Còn khoản thu hoạt độnh giao dịch CK chiếm phần nhỏ 2,74 triệu đồng (con số đầu năm là 12,1 triệu động). Các khoản phải thu khác là 121,6 tỉ đồng.

Hàng loạt CTCK khác cũng trong tình trạng tương tự, nhưng con số có phần giảm hơn như BVS phải thu hoạt động giao dịch CK là 779,4 triệu đồng, có khoản phải thu khác 148,8 tỉ đồng trên tổng số phải thu 150,37 tỉ đồng. SBS phải thu ngắn hạn 511,2 tỉ đồng. trong đó, phải thu hoạt động giao dịch CK là 59,2 tỉ đồng và phải thu khác 439,06 tỉ đồng/tổng phải thu 511,2 tỉ đồng. Nhưng điều đáng nói là trong BCTC quý I/2011 ít CTCK thực hiện trích lập dự phòng đối với các khoản thu khó đòi. Do đó, vẫn có một khoảng tối trong việc xác định con số cụ thể trong dịch vụ đòn bẩy thời gian qua.

Margin 2010: Hàng ngàn tỉ đồng?

Nếu vốn cho hoạt động đòn bẩy thời gian qua quá lớn, tình trạng nhiều NĐT có thể vỡ nợ cùng với sự sụt giảm của thị trường trong bối cảnh lãi suất lên tới 23-27%/năm thì khả năng có một đợt giải chấp là khó tránh khỏi. Theo thống kê của CTCK SME (SMES), “trong năm 2010, hàng ngàn tỉ đồng đã được các CTCK sử dụng vào mục đích margin. Nhiều khoản cho vay không được thể hiện hoàn toàn bản chất trên báo cáo tài chính do hoạt động này thực tế là hoạt động ‘chui’”.

Riêng chu kỳ hồi phục cuối tháng 11, đầu tháng 12.2010, thanh khoản nhiều phiên liên tục đạt mốc 3.000 – 5.000 tỉ đồng/phiên. Ngay sau đó, thị trường rơi tự do cả về thanh khoản và điểm số. Các mã penny (được các NĐT đi vay margin chủ yếu trong năm 2010) mất trung bình từ 30% - 50%, hầu như không còn thanh khoản. “Như vậy, thực chất các mã CK đi vay margin đã đến giới hạn thu hồi của các CTCK dù còn dưới tên khách hàng hay đã chuyển sang các mã tự doanh. Đối với các CTCK sử dụng vốn tự có để cho vay thì an toàn hơn, chờ thị trường tăng trở lại sẽ bán ra. Tuy nhiên, nếu CTCK sử dụng nguồn vốn đi vay bên ngoài (chiếm đa số) thì càng để lâu, CT CK càng gặp nhiều vấn đề” - SMES nhận định.

Các vấn đề ở đây được hiểu là áp lực chi phí tài chính khi các CTCK vẫn tiếp tục phải trả lãi vay tới  gần 20%/năm trong khi không có nguồn thu. Khách hàng bị ‘kẹp’ hàng hầu như không còn khả năng tài chính, cơ bản đã bị thu hồi tài khoản. Bên cạnh đó là áp lực bị thu hồi vốn nếu việc thắt chặt tín dụng trong lĩnh vực phi sản xuất cùng với nguồn vốn khan hiếm tạo áp lực rút vốn của các chủ nợ.

Nếu trung bình các khoản vay từ 3 - 6 tháng thì quý II/2011 sẽ rơi vào giai đoạn thu hồi vốn từ các CTCK. “Cách duy nhất để có tiền trả nợ là bán danh mục cầm cố và danh mục tự doanh nếu có cơ hội. Thị trường do đó đang tiềm ẩn áp lực nguồn cung rất lớn. Vấn đề là lấy đâu ra vài chục ngàn tỉ đồng để hấp thụ nguồn cung này nếu mặt bằng lãi suất chưa giảm và tín dụng vẫn bị thắt chặt?” - ông Nguyễn Việt Hùng - GĐ khối Phân tích đầu tư SME nói.

Đối với NĐT còn khả năng tài chính để duy trì các khoản margin, áp lực cũng không nhỏ. Nếu giá CP đi xuống, để duy trì tài khoản, NĐT sẽ tiếp tục phải ‘bơm’ tiền vào hoặc mua vào để giữ giá CK. Theo ông Hùng thì nguồn tiền này đã chảy mạnh trong tháng 1-2, nhưng đến nay đang có dấu hiệu suy kiệt khi thanh khoản 2 sàn liên tục duy trì dưới mức 1.000 tỉ đồng/phiên.

Lưu Thủy

lao động

Các tin tức khác

>   Cuộc chơi trên TTCK có còn sòng phẳng? (09/05/2011)

>   Tuần 04-06/05: Vốn ngoại chuyển dịch ra HNX (09/05/2011)

>   09/05: Bản tin đầu tuần (09/05/2011)

>   Sự kiện doanh nghiệp niêm yết 09-13/05 (08/05/2011)

>   Đầu tư bất hợp pháp (06/05/2011)

>   UPCoM-Index tăng nhẹ lên 35,27 điểm (06/05/2011)

>   Ý kiến nhà đầu tư: Đã đến lúc đẩy mạnh giải ngân (06/05/2011)

>   Tìm địa chỉ sinh lời cho đồng vốn (06/05/2011)

>   Ngày 06/05: Khối ngoại đẩy mạnh giao dịch, dấu hiệu bắt đáy xuất hiện (06/05/2011)

>   Chứng khoán tháng 5: Bán và đi chơi? (06/05/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật