Thứ Năm, 21/04/2011 13:51

Trái phiếu chính phủ chờ mức trần lãi suất mới

Các thành viên Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA) cho rằng, đây là thời điểm cơ quan quản lý nên xem xét nới trần lãi suất huy động vốn qua kênh trái phiếu chính phủ (TPCP), để sớm có lời giải cho tình trạng các phiên đấu thầu TPCP suốt từ tháng 3 đến nay liên tiếp bất thành, đồng thời cải thiện thanh khoản cho thị trường.

Không chỉ một lần Bộ Tài chính đưa ra dự kiến cuối tháng 3/2011 sẽ chốt khối lượng TPCP phát hành trong năm 2011, để trên cơ sở đó phát đi tín hiệu rõ ràng về biện pháp điều hành hoạt động phát hành trong từng thời điểm cụ thể. Đây cũng là thông tin nhà đầu tư mong mỏi nhất để thu xếp kế hoạch tham gia thị trường. Tuy nhiên, đến thời điểm này, đại diện Bộ Tài chính cho biết, Bộ vẫn chưa chốt khối lượng TPCP phát hành trong năm nay, mà đang điều hành dựa trên khối lượng dự kiến dao động trong khoảng 85.000 - 95.000 tỷ đồng.

Nguyên nhân của sự chậm trễ trên, theo đại diện Bộ Tài chính là bởi cơ quan quản lý đang cập nhật thêm một số diễn biến về tình hình vay nợ của Chính phủ, cũng như kế hoạch giải ngân và đặc biệt là định hướng điều hành giảm khá mạnh tỷ lệ bội chi ngân sách trong năm nay. Theo điều hành của Chính phủ, năm 2011 sẽ phấn đấu giảm tỷ lệ thâm hụt ngân sách từ 6,3% xuống dưới 5%. Mức giảm này tương đương giá trị khối lượng TPCP cần cắt giảm phát hành là 0,4% GDP, ước khoảng 10.000 tỷ đồng. Trên cơ sở các chỉ tiêu này, Bộ Tài chính sẽ cân đối với chi phí đi vay qua các kênh khác như vay ưu đãi, phát hành trái phiếu quốc tế… để tính toán chuẩn xác khối lượng TPCP phát hành trong năm 2011.

Một chuyên gia của VBMA cho rằng, Bộ Tài chính công bố đang điều hành hoạt động phát hành trái phiếu theo định hướng khoảng 85.000 - 95.000 tỷ đồng. Thế nhưng, các nhà đầu tư trên thị trường trái phiếu rất muốn biết con số cụ thể, cũng như tín hiệu rõ ràng về điều hành hoạt động phát hành trong thời gian tới, nhất là sau rất nhiều phiên đấu thầu TPCP từ tháng 3 đến nay liên tục không thành công, mà nguyên nhân chính là do lãi suất trần cho trái phiếu của Bộ Tài chính chưa theo sát diễn biến của thị trường. Điều này được thể hiện rõ nét qua diễn biến lãi suất trên thị trường tiền tệ hiện nay, bởi không ít tổ chức tín dụng tìm cách lách quy định trần lãi suất để đảm bảo huy động được vốn trong bối cảnh chính sách tiền tệ thắt chặt. Trong khi các DN đang phải trả chi phí lãi vay hơn 20%/năm thì trần lãi suất huy động qua trái phiếu đang bị “khoá” ở mức hơn 11% là chưa hợp lý.

“Dưới góc độ thị trường, việc phát hành trái phiếu không thành công đang khiến thị trường vốn đã èo uột do thiếu hàng hoá lại càng ảm đạm hơn. Bởi vậy, để đảm bảo cho các phiên đấu thầu thành công, cũng như tạo thanh khoản cho thị trường, đây là thời điểm cơ quan quản lý nên xem xét nới trần lãi suất huy động sao cho phù hợp hơn, thay vì dao động quanh mức 11,5 - 11,8% tuỳ theo kỳ hạn 2 năm, 3 năm hoặc 5 năm như hiện tại”, vị chuyên gia của VBMA nói.

Thực tế, hết quý I/2011, lượng vốn huy động được qua kênh TPCP mới đạt 16.000 tỷ đồng, nghĩa là dưới 20% so với khối lượng dự kiến phát hành tối thiểu là 85.000 tỷ đồng. Với diễn biến này, rõ ràng nhu cầu huy động vốn qua thị trường trái phiếu của Chính phủ trong năm nay còn khá lớn. Trong khi đó, với diễn biến vĩ mô hiện nay, theo VBMA, nếu không sớm xem xét nới trần lãi suất, thì vừa khó có thể thực hiện thành công kế hoạch huy động vốn qua kênh trái phiếu, vừa không tạo điều kiện cho thị trường trái phiếu sôi động trở lại sau một thời gian dài trầm lắng.

Tại cuộc đối thoại giữa các thành viên VBMA với đại diện Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước… được tổ chức mới đây, đại diện các cơ quan quản lý cam kết sẽ điều hành hoạt động phát hành TPCP thời gian tới theo hướng bám sát diễn biến của thị trường hơn. Theo đó, trên cơ sở tính toán chi tiết tổng chi phí đi vay của Chính phủ qua các kênh khác nhau, cũng như tiến độ giải ngân TPCP và chủ trương cắt giảm bội chi ngân sách sẽ linh hoạt tổ chức các đợt phát hành sao cho hiệu quả, đồng thời hỗ trợ thị trường trái phiếu phát triển.

Hữu Đạo

đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   Trái phiếu Chính phủ: Quy mô niêm yết hơn 225 nghìn tỷ, chiếm 12% GDP (20/04/2011)

>   Đấu thầu 500 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ (19/04/2011)

>   BID1_206: Ngày ĐKCC thanh toán lãi trái phiếu (19/04/2011)

>   BID1_206: Ngày ĐKCC thanh toán lãi trái phiếu (19/04/2011)

>   HCM phát hành 50 tỷ đồng trái phiếu, lãi suất 17%/năm (18/04/2011)

>   Tái cấu trúc để tận dụng cơ hội phát triển thị trường trái phiếu (17/04/2011)

>   Ngày 07/04/2011, ngày giao dịch bổ sung trái phiếu TD1114020 (10/04/2011)

>   Ngày 07/04/2011, ngày giao dịch bổ sung trái phiếu TD1121021 (10/04/2011)

>   Ngày 08/04/2011, ngày giao dịch đầu tiên  rái phiếu VBS111024, VBS111025 (10/04/2011)

>   Vietinbank và Maritime Bank mua 1.000 tỷ đồng trái phiếu VEC (10/04/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật