Thứ Tư, 13/04/2011 10:42

Thị phần môi giới chứng khoán: Thấy gì từ thay đổi?

Hết quý 1/2011, Công ty Chứng khoán Thăng Long (TLS) vẫn giữ vị trí số 1 về thị phần môi giới tại sàn HNX, nhưng đã phải nhường vị trí này trên sàn HOSE cho Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI).

Sự thay đổi liên tục và khốc liệt ở các vị trí trong top 10 công ty có thị phần lớn nhất tại hai sàn chứng khoán đã phản ánh khá chân thực bức tranh về hoạt động môi giới chứng khoán tại Việt Nam.

Hiện nay, theo cách tính của các sở giao dịch chứng khoán, thị phần môi giới được tính dựa trên giá trị giao dịch của các công ty môi giới thành viên trong kỳ, rồi chia cho số tổng.

Tuy nhiên, có một điều mà chắc chắn sẽ có rất nhiều người thắc mắc, là trong cái giá trị giao dịch đó, làm sao biết số nào là của khách hàng giao dịch qua công ty, số nào là tiền đòn bẩy? Bởi thông thường, khái niệm thị phần được hiểu là một phần (tỷ lệ) nào đó trong toàn bộ số tiền mà tất cả nhà đầu tư chứng khoán đã và đang bỏ ra để giao dịch trên HOSE và HNX trong một thời kỳ nhất định, và như vậy thì không nên tính vào số tiền mà công ty chứng khoán hay tổ chức tín dụng nào đó cho nhà đầu tư vay để chơi chứng khoán.

Nếu phải bỏ ra phần tín dụng thì có lẽ sẽ phản ánh thực chất hơn quy mô chơi chứng khoán của nhà đầu tư.

Đối với nhiều công ty chứng khoán, việc xếp hạng thị phần môi giới không có ý nghĩa lớn. Công ty chứng khoán có nhiều khách hàng, doanh số lớn (tức là cũng thu được nhiều phí môi giới) thì thị phần lớn. Nếu chỉ tính thị phần trên tỷ trọng về giá trị giao dịch qua một công ty chứng khoán so với toàn thị trường (theo cách mà các sở giao dịch chứng khoán tính toán và công bố) thì e chưa được thuyết phục.

Tuy nhiên, chắc chắn đối với các công ty chứng khoán được vinh danh thì tính thế nào không quan trọng bằng việc họ có tên trong top 10, vì đây thuộc loại số liệu biết... quảng cáo.  Nếu các sở giao dịch chứng khoán đã công bố thị phần hàng quý, thì cũng nên công bố, hoặc yêu cầu chính các công ty môi giới công bố hàng quý số liệu đòn bẩy và số liệu tự doanh của chính họ.

Nếu nói một cách tích cực thì chuyện thay đổi thị phần trên sàn HNX so với sàn HOSE cũng cho thấy phần nào hướng phát triển hoạt động môi giới của các công ty chứng khoán. Với cơ cấu khách hàng khác nhau thì giá trị giao dịch của các công ty chứng khoán cũng sẽ khác nhau.

Những công ty từ trước đến giờ nổi tiếng có nhiều khách hàng tổ chức thì HOSE là địa bàn chủ lực do có nhiều công ty niêm yết có chất lượng cao và giá trị giao dịch sẽ vẫn ổn định do không chịu tác động của đòn bẩy. Với tiêu chí phát triển của công ty chứng khoán khác nhau, hiệu quả cũng sẽ khác nhau.

Có công ty chọn cách phát triển bằng môi giới và đòn bẩy và khi thị trường tăng, giá trị giao dịch của các công ty này rất lớn và nhanh chóng vượt mặt cả những công ty có nhiều khách hàng tổ chức nhưng không dùng đòn bẩy. Bây giờ, khi thị trường đang suy giảm, chả mấy ai đánh đòn bẩy, nhiều nhà đầu tư đang "kẹt" margin, thậm chí thua lỗ nên hiển nhiên giá trị giao dịch của các công ty này phải suy giảm.

Hoàng Nam

tbktvn

Các tin tức khác

>   Bài 1: Đường tới toà sao quá xa! (09/04/2011)

>   Bài 2: Vì sao “cửa” toà vẫn đóng? (13/04/2011)

>   Doanh nghiệp niêm yết loay hoay tìm vốn (12/04/2011)

>   Lịch ĐHĐCĐ thường niên 2011 từ 13-17/04 (12/04/2011)

>   Số liệu BCTC kiểm toán: Lỗ hổng khó lấp (12/04/2011)

>   Chứng khoán hưởng lợi khi USD hết “mốt” (09/04/2011)

>   ĐHCĐ trực tuyến: Xu hướng tất yếu của doanh nghiệp (09/04/2011)

>   PVF bảo hiểm rủi ro cho doanh nghiệp vay ngoại tệ (08/04/2011)

>   PDC ra khỏi diện cảnh báo từ 13/04 (08/04/2011)

>   ACBS đạt giải thưởng Fast 500 (08/04/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật