Thứ Ba, 12/04/2011 22:32

Doanh nghiệp niêm yết loay hoay tìm vốn

Phát hành cổ phiếu (CP) và trái phiếu, vay nợ từ các đối tác chiến lược, vay khách hàng... là những giải pháp mà nhiều doanh nghiệp (DN)  đang cố gắng thực hiện để tăng thêm lượng tiền mặt cho hoạt động của mình. Tuy nhiên không phải DN nào cũng thành công.

Khó khăn

Lãi suất (LS) vay ngân hàng (NH) cao, lên tới 19 -20% nhưng cũng không dễ tiếp cận, chủ một DN nhựa tại TP.HCM cho biết ông đã phải huy động vốn từ một số khách hàng truyền thống và cả người quen thân với mức LS dễ chịu hơn. Công ty cổ phần (CTCP) dệt may - đầu tư - thương mại Thành Công (TCM) thì vừa ký hợp đồng vay 6 triệu USD của cổ đông lớn là Công ty E-land Asia Holdings (Singapore).

Tuy nhiên hình thức phổ biến nhất mà các DN tìm đến hiện nay là phát hành thêm CP để tăng vốn. Ví dụ: CTCP đầu tư bất động sản Việt Nam (VNI) sẽ phát hành 3 triệu CP trong năm nay để tăng vốn điều lệ lên 135,6 tỉ đồng; CTCP Vạn Phát Hưng (VPH) lên kế hoạch phát hành khoảng 152 tỉ đồng mệnh giá CP cho cán bộ nhân viên cùng cổ đông hiện hữu và nếu trong điều kiện thuận lợi sẽ phát hành khoảng 300 tỉ đồng trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ; CTCP đầu tư và phát triển PVI (PV2) sẽ trình đại hội cổ đông phương án tăng vốn điều lệ từ 373,5 tỉ đồng lên 500 tỉ đồng...

Hàng loạt công ty chứng khoán (CK) như SME, Rồng Việt, TP.HCM... cũng đã xin ý kiến cổ đông thông qua kế hoạch tăng vốn trong năm 2011. Ông Johan Nyvene - Tổng giám đốc Công ty CK TP.HCM, cho rằng khi thị trường có nhiều DN cùng gọi vốn thì cổ đông sẽ phải chọn lọc và cân nhắc. Nếu DN nào không đảm bảo được tỷ lệ tăng trưởng EPS cũng như không đảm bảo tỷ lệ cổ tức như kế hoạch sau khi phát hành thêm CP thì cổ đông có thể dễ dàng bán ra CP đó trước ngày chốt quyền. Điều đó lại càng khiến cho giá CP bị giảm mạnh khiến cho cổ đông và nhà đầu tư lại càng mất niềm tin.

Không phải DN nào cũng vay được vốn ngân hàng dù chịu LS cao.

Nên tái cơ cấu

Tuy nhiên, với giao dịch khá ảm đạm hiện nay, việc gọi vốn từ cổ đông bằng cách phát hành thêm CP không dễ thực hiện. Nhất là khi hàng loạt CP trên sàn đã rơi về sát mệnh giá nên việc phát hành thêm CP mới bằng mệnh giá không đủ sức hấp dẫn nhà đầu tư.

Theo TS Lê Thẩm Dương, các DN lớn với sức khỏe tài chính tốt thì việc tìm thêm nguồn vốn khá dễ dàng, cho dù là bằng cách nào.  Do đó khó khăn thật sự chỉ rơi vào các DN nhỏ và vừa. Nhưng khó khăn huy động vốn là thời điểm để DN xem xét và tái cơ cấu lại tài sản của mình bởi thực tế, nhiều DN có hàng tồn kho lên đến 70% khiến chi phí hoạt động gia tăng. Hay chi phí đầu tư vào tài sản cố định nhiều nhưng tài sản cố định không đồng bộ cũng tạo nên chi phí hao mòn vô hình khá lớn. Bên cạnh việc nâng cao hiệu quả sản xuất như xây dựng phương án kinh doanh tốt, các DN phải mạnh dạn cơ cấu lại tài sản để giảm chi phí.

“DN cũng phải hạ mức kỳ vọng lợi nhuận trong năm 2011 khi nền kinh tế đang gặp khó khăn chung. Đây là thời điểm phải thủ chứ không phải công. Tôi tin rằng nếu sắp xếp lại thì nhiều DN sẽ không cần thêm nguồn vốn mới mà vẫn hoạt động hiệu quả hơn”, TS Lê Thẩm Dương nhấn mạnh.

Trong khi đó, TS Hoàng Công Gia Khánh - Trưởng khoa Tài chính - Ngân hàng (ĐH Kinh tế - Luật) cho rằng trong khi các DN phải tự bơi để vượt qua những khó khăn trước mắt thì Chính phủ cũng nên thực hiện quyết liệt chính sách tài khóa thắt chặt hơn là tiếp tục khoét sâu vào chính sách tiền tệ thắt chặt. Đó là giảm bớt việc phát hành trái phiếu chính phủ. Từ đó sẽ dần dần giảm lại các mức LS tái chiết khấu để hạ mặt bằng LS chung. Bởi nếu siết quá chặt chính sách tiền tệ khiến cho các DN lao đao thì sau đó lại phải sử dụng chính sách hỗ trợ để kích thích kinh tế phát triển. Chính phủ nên cân nhắc sử dụng linh hoạt các chính sách để điều tiết thị trường. Từ đó bản thân các DN cũng sẽ có định hướng phát triển tốt hơn cho mình.

Mai Phương

THANH NIÊN

Các tin tức khác

>   Lịch ĐHĐCĐ thường niên 2011 từ 13-17/04 (12/04/2011)

>   Số liệu BCTC kiểm toán: Lỗ hổng khó lấp (12/04/2011)

>   Chứng khoán hưởng lợi khi USD hết “mốt” (09/04/2011)

>   ĐHCĐ trực tuyến: Xu hướng tất yếu của doanh nghiệp (09/04/2011)

>   PVF bảo hiểm rủi ro cho doanh nghiệp vay ngoại tệ (08/04/2011)

>   PDC ra khỏi diện cảnh báo từ 13/04 (08/04/2011)

>   ACBS đạt giải thưởng Fast 500 (08/04/2011)

>   Công ty chứng khoán: Tiến thoái lưỡng nan (08/04/2011)

>   Cơ hội ở vùng giá thấp (08/04/2011)

>   Cơ hội bình đẳng cho cổ đông (08/04/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật